Cải cách hành chính thuế góp phần cải thiện môi trường kinh doanh

H. Trang

Thực hiện Nghị quyết số 19 của Chính phủ trong các năm qua, Bộ Tài chính đã không ngừng triển khai hiệu quả nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực thuế nhằm tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Nỗ lực đáng ghi nhận

Chia sẻ tại hội thảo “Cải cách môi trường kinh doanh thông qua cải cách thuế” do Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) phối hợp với Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID GIG) tổ chức vừa qua, ông Nguyễn Quang Tiến - Vụ trưởng, Phó Trưởng Ban thường trực, Ban cải cách, Tổng cục Thuế cho biết, Với mục tiêu tổng quát nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản trị nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Chiến lược Cải cách Thuế giai đoạn 2011 – 2020, và Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ trong các năm 2014, 2015 và 2016 cũng đã đặt ra những mục tiêu cụ thể nhằm giảm gánh nặng thủ tục liên quan đến thuế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh.

Trên cơ sở đó, thời gian vừa qua, việc cải cách thủ tục hành chính đã được thực hiện một cách quyết liệt và đạt hiệu quả thiết thực. Theo đó, Tổng cục Thuế đã rà soát, cắt giảm 63 thủ tục hành chính, đơn giản hóa 50 thủ tục hành chính. Như vậy, lĩnh vực thuế còn hơn 300 thủ tục hành chính (thời điểm ngày 30/6/2015 là 443 thủ tục hành chính). Tính đến ngày 31/5, đã có hơn 518.000 doanh nghiệp đăng ký khai thuế qua mạng, chiếm hơn 99% số doanh nghiệp đang hoạt động.

Kết quả cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế đã góp phần tăng hạng đáng kể về năng lực cạnh tranh cho Việt Nam. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), môi trường kinh doanh của Việt nam năm 2016 so với báo cáo năm 2014 đã tăng 3 bậc (từ thứ 93 lên 90), chỉ số chung về thuế tăng 5 bậc (từ 173lên 168).

Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam nhận định, những kết quả trên có được là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, của các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Bà Cúc cũng cho biết, tỷ suất thuế của Việt Nam hiện thấp hơn nhiều so với ASEAN 6 là 11,5%/20%; thấp hơn so với mức bình quân của khu vực OECD là 16,1%; khu vưc East Asia & Pacific là 16,4%.

Kế hoạch hành động trong lĩnh vực thuế

Việt Nam đang phấn đấu đạt thời gian đóng thuế trung bình là 148h/năm (năm 2016) và 110h/năm (cuối năm 2020). Đồng thời cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam ngang bằng các nước ASEAN 4 (cuối năm 2017) và tiến tới ASEAN 3 (vào năm 2020). Để làm được điều này, trong Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP, Bộ Tài chính đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong lĩnh vực thuế nhằm tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020.

Theo đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ thuế, thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tối thiểu đạt 95% trong nộp tờ khai, nộp thuế; thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoàn thuế điện tử; công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, bảo đảm 100% hồ sơ hoàn thuế được kiểm tra; nghiên cứu thực hiện thí Điểm giao dịch thuế điện tử đối với hoạt động đăng ký xe ô tô, xe gắn máy.

Đồng thời, bảo đảm 100% hồ sơ khiếu nại của người nộp thuế được giải quyết đúng thời gian quy định của pháp luật; công khai, minh bạch theo quy định của Luật quản lý thuế, các quy trình thanh tra, giải quyết khiếu nại và hoàn thuế giá trị gia tăng qua việc hoàn thiện phần mềm và cơ sở dữ liệu về giải quyết khiếu nại. Tiếp tục triển khai cấp mã số thuế tự động và phân cấp cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc.

Ngành Tài chính cũng sẽ trình Chính phủ để trình Quốc hội Nghị quyết tháo gỡ khó khăn về thuế cho doanh nghiệp trong năm 2016. Xử lý nợ chậm nộp cho doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan; nghiên cứu, đề xuất thực hiện bù trừ thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh (bù trừ hai chiều). Bảo đảm tiến độ xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn và quy định chi Tiết thi hành Luật phí, lệ phí. Rà soát, sửa đổi các quy định về phí kiểm tra chuyên ngành theo hướng giảm chi phí cho doanh nghiệp và minh bạch trách nhiệm trả phí.

Bên cạnh đó, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành để xây dựng quy trình liên thông giữa Cơ quan thuế và Văn phòng đăng ký đất đai/ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất/cơ quan công an. Phối hợp với Bộ Ggiao thông vận tải rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, bảo đảm công khai minh bạch về cước và phụ cước.

Bà Hoàng Thị Lan Anh, Phó Vụ trưởng, Phó Trưởng Ban Ban Cải cách và Hiện đại hóa, Tổng cục Thuế nhấn mạnh, chúng tôi lấy sự hài lòng của người nộp thuế làm mục tiêu của cải cách thuế. Theo đó, Tổng cục Thuế sẽ xây dựng quy định và cơ sở dữ liệu để áp dụng cơ chế quản lý rủi ro đối với tất cả các khâu trong quản lý thuế; chống chuyển giá, trốn thuế; xây dựng cơ sở pháp lý và hạ tầng kỹ thuật để thực hiện hóa đơn đi