Hai thách thức phải vượt qua trong thực thi các FTA thế hệ mới

An Viên

Tham gia các FTA thế hệ mới có nghĩa là Việt Nam bước vào sân chơi lớn, chấp nhận đương đầu với các khó khăn, thách thức mới để cạnh tranh với các nước lớn, trong đó có thách thức về rào cản thương mại và lao động. Để vượt qua các thách thức này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan, doanh nghiệp cần có những giải pháp cụ thể.

Tham gia các FTA thế hệ mới có nghĩa là Việt Nam bước vào sân chơi lớn.
Tham gia các FTA thế hệ mới có nghĩa là Việt Nam bước vào sân chơi lớn.

Vượt qua rào cản thương mại

Đòi hỏi đặt ra trước tiên là cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế và cam kết trong các FTA thế hệ mới với tinh thần đổi mới toàn diện, đồng bộ cả kinh tế và chính trị. Đặc biệt, cần nhanh chóng rà soát hoàn thiện khuôn khổ pháp lý chưa phù hợp với điều kiện áp dụng, hiện hành, cũng như chưa tương thích với các cam kết trong FTA thế hệ mới.

Theo đó, cần nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng các yêu cầu trong các FTA thế hệ mới, để thiết lập danh mục các vấn đề về mặt thiết chế cần được xử lý… Đặc biệt, cần rà soát sửa đổi, hoàn thiện Luật Thương mại cho phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết của FTA thế hệ mới. Hoàn thiện các chính sách đầu tư nhằm phát triển thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa; Tăng cường đầu tư và hoàn thiện các chính sách nhằm đẩy mạnh và đổi mới công tác xúc tiến thương mại và đầu tư.

Bên cạnh đó, thiết lập cơ chế chung, thống nhất, ở cấp Chính phủ với các mục tiêu như: Rà soát hệ thống pháp luật, để điều chỉnh đồng bộ pháp luật, kiểm soát tiến độ, hiệu quả điều chỉnh pháp luật theo cam kết… Cách thức vận hành của thiết chế này cũng cần được thiết kế phù hợp để đảm bảo khả năng chỉ đạo thống nhất việc thực thi trên thực tế.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin thông qua nhiều hình thức về các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đang tham gia, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ; tổ chức tập huấn cho các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước các cấp và cộng đồng doanh nghiệp về các cam kết cụ thể có liên quan, bảo đảm hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó giúp việc thực thi các hiệp định FTA thế hệ mới đầy đủ và hiệu quả.

Tuân thủ quy định về lĩnh vực lao động

Một trong những yếu cầu khắt khe của các FTA là tuân thủ quy định về lĩnh vực lao động. Đây cũng là thách thức lớn đăt ra đối với Việt Nam. Đòi  hỏi đặt ra là, Việt Nam sớm hoàn thiện thể chế đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động, tiêu chuẩn lao động phù hợp với các tiêu chuẩn, cam kết, công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Cùng với đó, doanh nghiệp cần thay đổi tư duy, buộc phải tuân thủ pháp luật để tránh bị điều tra, bị kiện, bị xử phạt, cũng như phải đầu tư nâng cao các yêu cầu về an toàn lao động, tiền lương, vệ sinh lao động, cùng với cơ chế giám sát và chế tài khác, những chi phí để xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp để được tham gia vào chuỗi cung ứng xuất khẩu khu vực và quốc tế. 

doanh nghiệp phải thực sự nhận thức được người lao động là “tài sản, nguồn lực vô giá”, tự giác thực hiện đúng các quy định, bảo đảm cuộc sống người lao động để họ tin tưởng, nỗ lực cống hiến, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, có thu nhập ổn định, gắn bó với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Đồng thời cần hiểu và nắm vững những yêu cầu ngay cả về quảng cáo, mẫu mã, bao bì, đóng gói, tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, trách nhiệm xã hội… của doanh nghiệp, những yêu cầu này rất cao và khắc nghiệt, nếu không đáp ứng được thì không thể mở rộng xuất khẩu, không thể xây dựng và phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

nâng cao vai trò của tổ chức này trong lĩnh vực lao động và trong đời sống xã hội. Tạo điều kiện để tổ chức đại diện người sử dụng lao động độc lập thực sự, không bị phụ thuộc vào Nhà nước, hoạt động hiệu quả để cộng đồng DN phát triển bền vững, không thể làm ăn như thời bao cấp trước đây.

Tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn ngành cần phải hoạt động độc lập có hiệu quả, không phụ thuộc vào sử dụng lao động; thực hiện được chức năng bảo vệ và đại diện quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động..