Phát triển điện toán đám mây: Việt Nam ở vị trí cuối bảng
Theo báo cáo “Thẻ điểm điện toán đám mây toàn cầu 2018”, đứng ở phía cuối bảng xếp hạng là một số ít những nước chưa theo kịp trào lưu quốc tế này gồm Nga, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam.
Theo báo cáo “Thẻ điểm điện toán đám mây toàn cầu 2018” do Liên minh phần mềm (BSA) công bố ngày 8/3, Đức là nước có điểm số cao nhất trên thẻ điểm điện toán đám mây toàn cầu 2018; tiếp đến là Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Đứng ở phía cuối bảng xếp hạng là một số ít những nước chưa theo kịp trào lưu quốc tế này gồm Nga, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam.
BSA cho rằng, tăng cường chú trọng vào sự sẵn sàng về công nghệ thông tin và triển khai dịch vụ băng rộng sẽ đem lại những kết quả đáng kể.
Vì thế, để các quốc gia, doanh nghiệp tận dụng được lợi ích của điện toán đám mây nhằm tăng trưởng đòi hỏi phải tiếp cận được một mạng lưới mạnh, cho dù hầu hết các nước đang tiếp tục có những biện pháp cải thiện khả năng tiếp cận băng rộng nhưng hiệu quả thực tế vẫn rất chênh lệch.
Thẻ điểm là công cụ giúp các quốc gia tự đánh giá các chính sách của mình theo hướng xây dựng để xác định những bước tiếp theo nhằm tăng cường chấp nhận công nghệ điện toán đám mây.
Điện toán đám mây cho phép mọi người tiếp cận được những công nghệ mà trước đây chỉ có ở các tổ chức lớn, từ đó mở đường cho việc tăng cường khả năng kết nối, đổi mới, sáng tạo.
Những nước cho phép sự dịch chuyển tự do của các luồng dữ liệu, có giải pháp an ninh mạng tối tân, có biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ, có cơ sở hạ tầng.