Trên thực tế mỗi loại hình kinh tế trong mỗi lĩnh vực hoạt động GTVT đều có nguồn thông tin khác nhau, đòi hỏi phải có các phương pháp thống kê phù hợp khác nhau.

Đối với thống kê ước tính tháng

Nguồn thông tin

Thời kỳ từ năm 2002 trở về trước, khu vực doanh nghiệp (DN) trong nước được thu thập thông tin theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng chung cho tất cả các loại hình DN theo Quyết định số 01/TCTK-QĐ (về việc ban hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với các DN có hoạt động vận tải và bưu điện hạch toán kinh tế độc lập thuộc các loại hình DNNN, hợp tác xã, DN tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần) và Quyết định số 02/TCTK-QĐ (về việc Ban hành chế độ điều tra định kỳ hàng năm áp dụng đối với các đơn vị vận tải, bốc xếp thuộc thành phần kinh tế cá thể) ban hành ngày 5/1/1995 của Tổng cục Thống kê. Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tổng công ty ban hành theo Quyết định số 373/TCTK-PPCĐ ngày 10/9/1996 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Đối với khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài, trong thời kỳ này chưa có chế độ báo cáo và điều tra định kỳ để thu thập thông tin GTVT hàng tháng. Đối với khu vực vận tải cá thể, thời kỳ này cũng chưa có chế độ điều tra và báo cáo định kỳ để thu thập thông tin tháng. Do không có chế độ thu thập thông tin thống kê định kỳ đối với thành phần kinh tế cá thể, nên hàng tháng Cục Thống kê các tỉnh, thành phố phải dựa vào kết quả điều tra hằng năm để ước tính số liệu báo cáo tháng trên cơ sở số liệu trong cả năm.

Từ sau năm 2002 đến năm 2011, việc thu thập thông tin đối với khu vực DNNN vẫn được thực hiện theo chế độ báo thống kê định kỳ.

Đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài, khi chưa có chế độ báo cáo định kỳ để thu thập thông tin tháng thì việc tổng hợp báo cáo nhanh hàng tháng phải dựa trên cơ sở số liệu báo cáo 6 tháng và năm kết hợp với phương pháp chuyên gia để ước tính tháng.

Đối khu vực DN ngoài Nhà nước, từ cuối năm 2002 đến tháng 3/2005, do chưa có chế độ báo cáo và điều tra để thu thập thông tin định kỳ hằng tháng nên hàng tháng ở mỗi địa phương đã có những phương pháp thu thập thông tin khác nhau để lập các báo cáo theo yêu cầu của chế độ báo cáo và kế hoạch thi đua của Tổng cục.

Đối với khu vực vận tải cá thể, việc thu thập thông tin tháng đa dạng hơn: Có địa phương đã tổ chức thu thập thông tin qua hệ thống thống kê xã phường; có địa phương dựa vào các phương án điều tra không chính thức để tổ chức thu thập thông tin; có địa phương tổ chức thu thập thông tin mỗi quý một lần để làm cơ sở lập báo cáo các tháng trong quý; có địa phương sử dụng kết quả điều tra cá thể 1/10 hàng năm và bằng phương pháp chuyên gia phân bổ số liệu cho từng tháng…

Từ năm 2011, đối với các DNNN, việc thu thập thông tin thực hiện theo Quyết định số 77/2010/ QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các DN ngoài Nhà nước, hợp tác xã và cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể có hoạt động vận tải, kho bãi thì tiến hành điều tra thu thập thông tin theo quyết định số 612/QĐ-TCTK ngày 12/9/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê ước tính tháng

Hệ thống chỉ tiêu thống kê vận tải ước tính nhanh hàng tháng ở nước ta hiện nay gồm: Tổng doanh thu vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải phân theo khu vực, loại hình kinh tế; Doanh thu vận chuyển hàng hóa theo khu vực, loại hình kinh tế; Doanh thu vận chuyển hành khách theo khu vực, loại hình kinh tế; Doanh thu bốc xếp hàng hoá theo khu vực, loại hình kinh tế; Doanh thu dịch vụ, đại lý vận tải theo khu vực, loại hình kinh tế; Khối lượng vận chuyển hàng hóa theo khu vực, loại hình kinh tế, phạm vi thị trường; Khối lượng vận chuyển hành khách theo khu vực, loại hình kinh tế, phạm vi thị trường; Khối lượng luân chuyển hàng hóa theo khu vực, loại hình kinh tế, phạm vi thị trường; Khối lượng luân chuyển hành khách theo khu vực, loại hình kinh tế, phạm vi thị trường

Đối với thống kê chính thức năm

Nguồn thông tin

Khu vực kinh tế Nhà nước: Các Tổng công ty Nhà nước được thu thập thông tin theo chế độ báo cáo định kỳ ban hành theo Quyết định số 77/2010/ QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ; với các DN ngoài Nhà nước; việc thu thập thông tin cũng chia theo thời kỳ:

- Thời kỳ từ 2002 trở về trước được thu thập từ chế độ báo cáo định kỳ áp dụng cho các loại hình DN ban hành theo Quyết định số 01/TCTK-QĐ và Quyết định số 02/TCTK-QĐ.

- Từ năm 2003 đến 2010 thu thập thông tin từ các cuộc điều tra thống kê 1/3 hằng năm đối với các DN ngoài Nhà nước.

Đối với khu vực vận tải cá thể:

- Từ năm 2002 về trước được thu thập dựa vào chế độ điều tra thống kê định kỳ ban hành theo Quyết định số 02/TCTK-QĐ ngày 05/01/1995.

- Từ sau năm 2002 đến 2011, được thu thập, tổng hợp từ kết quả các cuộc điều tra cơ sở SXKD cá thể theo phương án điều tra theo Quyết định số 408/2003/QĐ-TCTK ngày 29/7/2003 và Phương án điều tra chọn mẫu kết quả kinh doanh và chi phí cơ sở sản xuất - kinh doanh cá thể theo Quyết định số 409/2003/QĐ-TCTK ngày 29/7/2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê và các phương án được sửa đổi cải tiến 2004 và 2005.

- Từ năm 2011, đối với các DN ngoài Nhà nước, hợp tác xã và cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể có hoạt động vận tải, kho bãi thì tiến hành điều tra thu thập thông tin theo quyết định số 612/QĐ-TCTK ngày 12/9/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê chính thức năm

Hệ thống chỉ tiêu thông tin thống kê chính thức năm về vận tải ở Việt Nam hiện nay gồm: Tổng doanh thu vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải phân theo khu vực, loại hình kinh tế; Doanh thu vận chuyển hành khách, hàng hóa, bốc xếp hàng hóa theo khu vực, loại hình kinh tế; Doanh thu dịch vụ, đại lý vận tải theo khu vực, loại hình kinh tế; Khối lượng vận chuyển hàng hóa hành khách theo khu vực, loại hình kinh tế, phạm vi thị trường; Mạng lưới giao thông có đến cuối năm theo loại (cấp) đường và cấp quản lý...

Về hệ thống biểu tổng hợp chính thức ở cấp Trung ương: Cũng xuất phát từ nguồn thông tin được thu thập từ các địa phương, kết hợp với thông tin thu thập từ các đơn vị hạch toán toàn ngành ở Trung ương (chủ yếu là hai ngành Đường sắt và Hàng không), hàng năm, Tổng cục Thống kê tổng hợp được một hệ thống bao gồm các chỉ tiêu thông tin thống kê chính thức như sau:

- Doanh thu vận tải phân theo cấp quản lý, ngành đường, thành phần kinh tế và theo vùng, địa phương;

- Khối lượng vận chuyển, luân chuyển hành khách phân theo cấp quản lý, ngành đường, thành phần kinh tế và theo vùng, địa phương;

- Khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa phân theo cấp quản lý, ngành đường, thành phần kinh tế và theo vùng, địa phương;

- Số lượng DN và cơ sở cá thể vận tải bốc xếp, dịch vụ, đại lý vận tải theo cấp quản lý, ngành đường, thành phần kinh tế và theo vùng, địa phương;

- Mạng lưới giao thông có đến 31/12 hàng năm phân theo cấp quản lý, loại đường và theo vùng, địa phương.

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Trong tư duy phát triển mới, phát triển ngành vận tải đáp ứng được nhu cầu vận chuyển trong cơ chế thị trường là vấn đề quan trọng. Muốn vậy, việc hiểu rõ về cách thức thống kê vận tải sẽ giúp cho chúng ta có căn cứ để đánh giá chất lượng của các laọi hính dịch vụ vận tải.

Tài liệu tham khảo:

1. Luật Thống kê - Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, năm 2004;

2. Chế độ báo cáo điều tra của Tổng cục Thống kê;

2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.

Phương pháp thống kê vận tải ở Việt Nam hiện nay

ThS. CHU THỊ BÍCH NGỌC - Đại học Kinh tế Quốc dân - Hà Nội

(Tài chính) Thống kê được coi là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng. Đối với lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT), sử dụng công cụ thống kê càng khó khăn, phức tạp hơn bởi những đặc thù của ngành này. Bài viết bàn về phương pháp thống kê vận tải tại Việt Nam hiện nay và trao đổi về một số phương pháp đã và đang được thực hiện hiệu quả

Xem thêm

Video nổi bật