Siêu ủy ban: Ai quản lý giám sát?

Theo sggp.org.vn

Chiều 23/8, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương tổ chức Hội thảo về dự thảo nghị định thành lập cơ quan chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp (dưới đây gọi tắt là dự thảo). Viện trưởng CIEM, TS. Nguyễn Đình Cung chủ trì hội thảo.

TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM, chủ trì hội thảo.
TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM, chủ trì hội thảo.

Người đứng đầu nên là một Phó Thủ tướng

Nhiều khuyến nghị quan trọng và rất cụ thể đã được các chuyên gia quốc tế và trong nước đưa ra.

Theo ông William Mako, cố vấn của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, dự thảo cần phải trả lời hàng loạt câu hỏi: Giải pháp tách bạch rõ ràng giữa thực hiện quyền sở hữu nhà nước với quản lý nhà nước về kinh tế. “Đây là vốn nhà nước hay tài sản nhà nước; vị trí thể chế, tổ chức, cơ chế hoạt động của cơ quan chuyên trách này cũng như quan hệ của nó với các cơ quan nhà nước khác trong quản lý, giám sát như thế nào”, chuyên gia này phát biểu.

Đưa ra khuyến nghị rất cụ thể, ông Mako cho rằng, điều kiện tiên quyết là dự thảo cần quy định rõ các cơ quan quản lý nhà nước khác không có bất cứ can thiệp nào vào doanh nghiệp (DNNN) ngoài những vấn đề thuộc chức năng quản lý nhà nước chung như đối với mọi loại hình doanh nghiệp khác.

Về mục tiêu, dự thảo nhấn mạnh cơ quan chuyên trách có trách nhiệm tối đa hóa giá trị vốn và tài sản nhà nước tại DNNN, sông ông Mako phản biện: “Nhiệm vụ này nhiều khi khó thực hiện, ví dụ mục tiêu tối đa hóa giá trị có thể khuyến khích đầu tư ngoài ngành. Tối đa hóa giá trị tài sản cũng có thể khiến cho đại diện chủ sở hữu nhà nước sa đà vào việc mua bán, sử dụng và định đoạt tài sản. Vì vậy, nhiệm vụ thích hợp ở đây là tối đa hóa giá trị vốn nhà nước”.

Về thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, dự thảo quy định cơ quan chuyên trách thực hiện đầy đủ tất cả các quyền chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý, trừ các quyền thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Quản lý vốn nhà nước và các luật có liên quan.

Vẫn chuyên gia từ Ngân hàng Thế giới đặt câu hỏi: “Đó là những quyền nào? Và “pháp luật có liên quan” là khái niệm quá mơ hồ”.

Ông đề nghị làm nghị địa vị pháp lý của cơ quan chuyên trách cũng như người đứng đầu cơ quan chuyên trách và đề xuất cụ thể “nên chăng cần đặt người đứng đầu cơ quan chuyên trách ở vị trí cao hơn các Chủ tịch Tập đoàn kinh tế hiện nay – vốn là nhân sự do Thủ tướng bổ nhiệm”. Chẳng hạn, người đứng đầu cơ quan chuyên trách có thể là một vị Phó Thủ tướng.

Quản lý bằng chuyên môn, độc lập với chính trị

Bàn về cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên trách, chuyên gia Mako cho rằng có lý do để lo ngại là cơ cấu 6 phòng ban như dự thảo là cồng kềnh lãng phí, hoặc tệ hơn, có thể trở thành bộ máy quan liêu can thiệp vào hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. “Đây chính là vấn đề đang diễn ra đối với Ủy ban Giám sát, quản lý tài sản nhà nước của Trung Quốc”, ông nói.

Theo chuyên gia này, nên tổ chức cơ quan chuyên trách thành các nhóm nhỏ 3 người, mỗi nhóm gồm 1 người chính, 1 người dự bị và một trợ lý nghiên cứu. Mỗi nhóm như vậy phụ trách 1-3 tập đoàn, tổng công ty. Như vậy có thể chỉ cần 16 nhóm 3 người: 2 nhóm phụ trách ngành thực phẩm, bia; 1 nhóm phụ trách ngành giấy, lâm nghiệp, 1 nhóm ngành thuốc lá, dược phẩm, 2 nhóm viễn thông, 1 nhóm cho hàng không, 1 nhóm cho vận tải… Sự kết hợp của nhóm chuyên nghiệp, có trình độ với người đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp là đủ để thực hiện quyền sở hữu nhà nước đối với các tập đoàn, tổng công ty.

Đáng lưu ý, quy định “cơ quan chuyên trách quyết định cử, bãi nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng… và các quyền lợi khác của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp” được coi là “quá đà”, đặc biệt là trong trường hợp của công ty cổ phần với quyền hạn của nhiều cổ đông khác.

Một chuyên gia khác cũng là cố vấn của Ngân hàng Thế giới, ông Dag Detter thì nhấn mạnh yêu cầu khoanh định rõ những tài sản mang tính thương mại của nhà nước.

Ông Dag Detter bình luận: “Quản lý tốt tài sản thương mại nhà nước có thể giúp thực hiện mục tiêu hiện đại hóa của Việt Nam. Việc quản lý này phải mang tính chuyên nghiệp, tách khỏi những vấn đề mang tính chính trị, giống như một trọng tài phải hoạt động hoàn toàn độc lập và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, tách biệt khỏi người chơi bóng. Có như vậy mới làm người dân tin tưởng về sự khách quan trong quản lý tài sản công và có cơ sở để so sánh về tính hiệu quả”.

Về mô hình và cách thức hoạt động, theo ông Detter, khối tài sản thương mại của nhà nước cần được quản lý bằng chuyên môn, tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường đúng như khối tư nhân. “Vai trò của các chính khách ở đây là để rung chuông cảnh báo và đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động của cơ quan chuyên trách này chứ không phải xử.

Theo đó, những bước đi đầu tiên ở cả cấp trung ương và địa phương bao gồm việc lập danh sách các tài sản và tiến hành định giá trên cơ sở giá thị trường thực sự; hợp nhất quỹ, chuyển giao tất cả các tài sản và bổ nhiệm một hội đồng chuyên môn và kiểm toán. Xây dựng bản cân đối để hình thành mẫu cơ bản cho báo cáo kiểm toán lần đầu và báo cáo năm; xây dựng kế hoạch kinh doanh toàn diện…