Tài chính tiêu dùng tại Việt Nam: Thị trường tiềm năng năm 2013

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Mặc dù các sản phẩm cho vay tiêu dùng đã xuất hiện tại Việt Nam được gần 10 năm, đặc biệt kể từ năm 2007 với sự tham gia của các công ty tài chính tiêu dùng nước ngoài, nhưng phân khúc ngân hàng bán lẻ này dường như vẫn chưa khai thông được hết các tiềm năng của nó.

Tài chính tiêu dùng tại Việt Nam: Thị trường tiềm năng năm 2013
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Đó là một trong những nội dung mà báo cáo về triển vọng ngành Tài chính tiêu dùng vào năm 2013 mà Stox Plus - một tổ chức nghiên cứu tài chính uy tín tại Việt Nam vừa thực hiện, đề cập tới. Nhận định cũng cho thấy hướng đi của các ngân hàng Việt Nam tới đây, sẽ không chỉ tập trung vào cho vay doanh nghiệp (DN) như trước đây mà tài chính tiêu dùng cá nhân sẽ là sự lựa chọn của nhiều ngân hàng. Đồng thời, sự tham gia của các định chế tài chính nước ngoài sẽ qua việc M&A với các công ty hiện đang hoạt động sẽ là một xu hướng tất yếu sẽ diễn ra.

Tiềm năng

Thị trường tài chính tiêu dùng cá nhân Việt Nam chính thức bắt đầu kể từ năm 1990, khi lĩnh vực cho vay này được các ngân hàng thực hiện như một phần của các sản phẩm ngân hàng bán lẻ. Thị trường này đặc biệt được đẩy mạnh trở lại trong mấy tháng gần đây, khi việc cho vay các DN và tổ chức lớn của hệ thống ngân hàng trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, các ngân hàng trong nước đang cho thấy rằng các khoản vay cho cá nhân là mô hình tăng trưởng tốt hơn và tỉ lệ nợ xấu cũng thấp hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, theo Stox Plus, các ngân hàng trong nước cũng bao gồm những ngân hàng nhỏ có xuất xứ từ nông thôn đã chuyển đổi thành mô hình ngân hàng đô thị nhưng vẫn “cắm rễ” ngay tại địa phương như KienLong Bank, đã phát triển tài chính tiêu dùng cá nhân “ở một quy mô nhỏ”. Vượt trên KienLongBank, hiện nay, đã và đang có các ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cá nhân, như Techcombank, VPBank, ACB và Sacombank.

Vậy, đâu là cơ sở để thị trường này cho thấy vẫn còn rất nhiều tiềm năng cơ hội để các ngân hàng phát triển các sản phẩm bán lẻ nhiều hơn nữa, trong năm 2013 cũng như các năm tiếp theo?

Thứ nhất, với gần 90 triệu dân có cơ cấu dân số trẻ - cơ cấu sử dụng các sản phẩm tài chính tiêu dùng chiếm tỉ trọng lớn, và một mức thu nhập ngày càng được cải thiện cho hơn 51% dân số đang ở độ tuổi “vàng”, thị trường tài chính cá nhân đang thực sự đầy cơ hội và khái niệm “vay để mua” sẽ ngày càng phổ biến.

Thứ hai, bên cạnh sự cạnh tranh từ các yếu tố nước ngoài, chúng ta có 12 công ty tài chính thuộc sở hữu nhà nước thành lập từ cuối những năm 1990 nhưng kinh doanh chính của họ là để phục vụ họ hoạt động của tập đoàn mẹ. Chỉ có vài tổ chức cung cấp cho cá nhân vay vốn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chính sách của Chính phủ là một phần lớn của khiến câu chuyện cho vay tiêu dùng chưa thực sự được quan tâm.

Thứ ba, hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều công ty tham gia thị trường này một cách phi chính thức, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và có liên quan trong lĩnh vực tài chính dành cho người tiêu dùng kinh doanh tại các hình thức khác nhau của sản phẩm và dịch vụ.

Động lực gia nhập “cuộc chơi”

Các tổ chức tài chính nước ngoài đã “đón đầu” được xu thế đó, đang hiện diện và dần mở rộng ở mọi sản phẩm cho vay cá nhân mua nhà, mua ô tô, du học… Tuy nhiên, theo StoxPlus, một trong thách thức chính đối với thị trường tài chính tiêu dùng cá nhân, vẫn là chính sách của Chính phủ hiện đang không hỗ trợ Ngành này. Đây là chính sách xuất phát từ mục tiêu “nắn dòng tín dụng”, nhằm hướng việc phân bổ dòng tiền đến khu vực sản xuất và hạn chế dòng tiền vào khu vực phi sản xuất, như là một nỗ lực thắt chặt tín dụng và kiềm chế lạm phát.

Song song, một thách thức khác khá lớn là trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay, người tiêu dùng đang thực thi giảm chi tiêu cá nhân với đòn bẩy, tức giảm vay mượn để chi dùng mua hàng.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng hiện tại về tài chính cho người tiêu dùng hiện cũng chỉ chỉ mới bắt đầu. “Chúng ta mới chỉ có 11.500 máy ATM và 41.500 POS tại Việt Nam trong năm 2010. Người dân Việt Nam vẫn thích tiền mặt để thanh toán theo phương thức thanh toán phổ biến nhất trong cả nước mặc dù họ cũng có sở hữu các loại thẻ tài chính. Chỉ có 5% tổng giá trị giao dịch được thực hiện thông qua POS, ATM và nền tảng thanh toán trực tuyến”, StoxPlus thống kê.

Nhưng tại sao người tiêu dùng tài chính vẫn đang có nhu cầu phát triển tại Việt Nam? Câu trả lời là các khoản vay mà người tiêu dùng sử dụng ban đầu chỉ mới là một sự xâm nhập tỉ lệ thấp.

DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG (TỈ USD) VÀ % GDP
Tài chính tiêu dùng tại Việt Nam: Thị trường tiềm năng năm 2013 - Ảnh 1

 Nguồn: StoxPlus

Tổng các khoản vay tiêu dùng của Việt Nam tính đến 30/6/2012 chỉ đạt 4,4 tỉ USD, chiếm 3,2% tổng dư nợ cho vay trong nước. Con số tại thời điểm 31/12/2009 là 7,2 USD, chiếm 7,8% GDP danh nghĩa và thấp hơn nhiều so với các nước như Indonesia (10%), Malaysia (42,5%) và Thái Lan (18%).

Và những lựa chọn M&A

Chính sách tín dụng thắt chặt đã khiến hoạt động cho vay tập trung vào DN của các tổ chức tín dụng lớn giảm đi một nửa và các khoản tiêu dùng trở thành một phần quan trọng hơn. Nhưng một trong những chính sách khiến cho vay tiêu dùng tại Việt Nam vẫn chưa có kết quả tốt là quy định tiêu dùng thuộc nhóm "các khoản vay phi sản xuất” và các ngân hàng thương mại bắt buộc phải giảm tỉ trọng cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là dưới 16%. Cuối năm 2011, tỉ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất đã giảm xuống còn 15% và tiếp tục giảm xuống 11,3% vào tháng 6/2012”, StoxPlus nhấn mạnh.

Thống kê của StoxPlus cho thấy, các phương thức quen thuộc để gia nhập cuộc chơi này mà các tổ chức thường lựa chọn là: 1, Mua lại của một công ty tài chính tiêu dùng, ví dụ như công ty Tài chính Prudential hay SGVF. Đây là một trong những “game thủ” hàng đầu trong cuộc chơi này tại Việt Nam hiện nay, với các sản phẩm tài chính tiêu dùng dành cho người tiêu dùng khi mua xe máy, máy tính xách tay và các thiết bị gia dụng. 2, Hợp tác với một ngân hàng địa phương, những tổ chức có tiềm năng tốt cho người tiêu dùng tài chính và thẻ tín dụng. 3, Xem xét mua một cổ phần vốn chủ sở hữu ở ngân hàng này như là một đối tác chiến lược để tận dụng chi nhánh và các cửa hàng giao dịch để cung cấp các sản phẩm tài chính tiêu dùng. Chiến lược này đã được thực hiện trong thực tế công ty cung cấp Dịch vụ Tài chính Fullerton, một công ty liên kết của Temasek Holdings (Singapore) với Ngân hàng Phát triển Mê Kông.

Các nhà đầu tư nước ngoài sau đó đã quay lại phát triển ngân hàng này thành một ngân hàng bán lẻ tập trung vào kinh doanh tài chính của người tiêu dùng trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam và đây chính là cơ sở để Mekong trở nên “khác biệt” khi thay đổi diện mạo và lọt ra ngoài danh sách các ngân hàng bắt buộc phải tái cơ cấu năm 2012-2013.

Vì vậy, có thể nói ngắn gọn: Tiềm năng của thị trường tài chính tiêu dùng cá nhân không chỉ hứa hẹn sẽ bùng nổ về các sản phẩm, dịch vụ dành cho người tiêu dùng trong thời gian tới, mà còn hứa hẹn ở ngay trong sự vận động của các tổ chức tín dụng. Sẽ có những game thủ mới, những gương mặt mới và theo đó là những sự cạnh tranh mới mà về cơ bản, người tiêu dùng và thị trường sẽ được hưởng lợi khi được cung cấp các dịch vụ tốt hơn, đa dạng, cạnh tranh hơn, cho một thị trường thực sự “thị trường” khi hội nhập!

Theo ông Nguyễn Quang Thuân - Tổng Giám đốc StoxPlus: Hiện nay, các điều kiện cho M&A trên thị trường tài chính, tiêu dùng cá nhân chủ yếu vẫn theo Thông tư 04/2010/NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 11/2/2010, trong đó các quy định về sáp nhập và mua lại của các tổ chức tín dụng vẫn khá “chung chung” và cho thấy dường như M&A trong lĩnh vực ngân hàng chỉ dành cho các cho tổ chức tín dụng với nhau. Không có quy định cho M&A công ty tài chính nói riêng.

Theo báo cáo của StoxPlus, hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang làm việc trên đề xuất một hướng dẫn thông tư cơ cấu lại các tổ chức tín dụng. Nếu có, đó sẽ là quy định quan trọng thứ 2 sau Thông tư 04/2010. Các đề xuất thông tư quy định 5 loại các tổ chức tín dụng M&A, bao gồm: M&A giữa các ngân hàng, M&A giữa các công ty tài chính, M&A giữa các ngân hàng và công ty tài chính, M&A giữa các công ty cho thuê tài chính, M&A giữa các tổ chức tài chính vi mô. Thông tư này được đề xuất cấm M&A giữa hai các tổ chức tín dụng có hình thức pháp lý khác nhau, ngoại trừ M&A giữa các ngân hàng và công ty tài chính.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề cần lưu ý là, trong số các điều kiện khác, để có thể mua lại một công ty tài chính tiêu dùng đã được cấp phép và hoạt động tại Việt Nam, thì tổ chức tài chính là bên mua đó cũng cần phải có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng rồi. Đây là có lẽ là mấu chốt cho việc M&A với các đơn vị trên thị trường.


Ông Nguyễn Quang Thuân - Tổng giám đốc StoxPlus:

Hiện nay, các điều kiện cho M&A trên thị trường tài chính, tiêu dùng cá nhân chủ yếu vẫn theo Thông tư 04/2010/NHNN do NHNN ban hành ngày 11/2/2010, trong đó các quy định về sáp nhập và mua lại của các tổ chức tín dụng vẫn khá “chung chung” và cho thấy dường như M&A trong lĩnh vực ngân hàng chỉ dành cho các cho TCTD với nhau. Không có quy định cho M&A Cy tài chính nói riêng.

Theo báo cáo của StoxPlus, hiện nay, NHNN đang làm việc trên đề xuất một hướng dẫn thông tư cơ cấu lại các tổ chức tín dụng. Nếu có, đó sẽ là quy định quan trọng thứ 2 sau Thông tư 04/2010. Các đề xuất thông tư quy định 5 loại các tổ chức tín dụng M&A, bao gồm: M&A giữa các ngân hàng, M&A giữa các công ty tài chính, M&A giữa các ngân hàng và công ty tài chính, M&A giữa các công ty cho thuê tài chính, M&A giữa các tổ chức tài chính vi mô. Thông tư này được đề xuất cấm M&A giữa hai các tổ chức tín dụng có hình thức pháp lý khác nhau, ngoại trừ M&A giữa các ngân hàng và công ty tài chính.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề cần lưu ý là, trong số các điều kiện khác, để có thể mua lại một công ty tài chính tiêu dùng đã được cấp phép và hoạt động tại Việt Nam, thì tổ chức tài chính là bên mua đó cũng cần phải có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng rồi. Đây là có lẽ là mấu chốt cho việc M&A với các đơn vị trên thị trường.