Tại sao các nền kinh tế mới nổi gặp khó

Theo dddn.com.vn

(Tài chính) - Giá cổ phiếu tại các thị trường mới nổi đã liên tục giảm, trong khi xã hội tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn, sự phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, tất cả đang làm cho những quốc gia có nền kinh tế mới nổi gặp khó thực sự.

Tại sao các nền kinh tế mới nổi gặp khó - Ảnh 1
Hậu quả biểu tình ở Brazil

Trong nhiều năm qua các nước đang phát triển đã có được ba lần may mắn. Thứ nhất, mức lãi suất gần bằng không ở Mỹ đã hướng các nhà đầu tư bỏ tiền vào thị trường chứng khoán từ Mumbai, Ấn Độ đến Mexico khi họ tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Tiếp theo, Trung Quốc nổi lên như một đối tác thương mại được lựa chọn hàng đầu vì Trung Quốc thu mua kiểu nuốt chửng dầu cọ Indonesia, gỗ Campuchia, và quặng sắt của Brazil. Cuối cùng, ngoài các nước Trung Đông, tình hình chính trị của hầu hết các nước có thị trường mới nổi vẫn ổn định.

Nhưng giờ đây những may mắn đó đã biến mất. Kể từ 8 tuần qua đến 17/7, các nhà đầu tư đã rút 40,3 tỉ USD trái phiếu từ các thị trường mới nổi, các quỹ cổ phần trong bối cảnh có dấu hiệu cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể bắt đầu giảm các nỗ lực kích thích kinh tế phát triển. Cùng thời gian đó, các cuộc biểu tình lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Ai Cập đã làm rung chuyển nền tảng của sức mạnh các quốc gia này. Thêm vào cuộc khủng hoảng trên là một sự suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc gây ảnh hưởng đến xuất khẩu, từ than đá, đồng đến kali.

Ba thách thức này có thể tác động lẫn nhau và có khả năng quay trở lại một số nền kinh tế thị trường mới nổi vào năm 2014. Những nước đang phát triển bị tước đoạt nhiều vốn vay lãi suất thấp từ thị trường vốn - đang bị trừng phạt nhiều hơn trong thời kỳ suy thoái - so với các nước giàu có an sinh xã hội rộng rãi như Mỹ hay Châu Âu.

Mặc dù còn tiền trong túi nhưng các nhà đầu tư tại thị trường mới nổi đã rời đi.
Một báo cáo của tổ chức Nomura International, sau khi trích dẫn các cuộc biểu tình ở Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết 11 quốc gia khác, bao gồm cả Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Argentina và Venezuela đều đang phải đối mặt với nguy cơ bất ổn xã hội trong ngắn hạn và trung hạn.

Mặc dù còn tiền trong túi nhưng các nhà đầu tư tại thị trường mới nổi đã rời đi. Chỉ số chứng khoán MSCI Emerging Markets Index đã giảm khoảng 9,6% kể từ 21/5, một ngày trước khi Chủ tịch FED, Ben Bernanke cho biết Mỹ có thể giảm dần số tiền 85 tỉ USD mua trái phiếu hàng tháng nếu tình trạng thất nghiệp của Mỹ tiếp tục giảm. Cổ phiếu của Brazil đã giảm 13,7% kể từ đó, trong khi đã ở mức thấp của bốn năm qua. Cổ phiếu của Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc đã và đang giảm hai con số. Chỉ số chứng khoán MSCI World Index của các quốc gia tiên tiến, ngược lại, đã giảm ít hơn 1%.

Như Indonesia, Brazil là một nước xuất khẩu hàng hóa lớn bị ảnh hưởng theo sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc. Cả hai nước đều tăng lãi suất để chống lạm phát, mà nó có thể làm giảm tăng trưởng sâu hơn. Sau khi Brazil trải qua sự nổi loạn đường phố lớn nhất trong hơn 20 năm, Tổng thống Dilma Rousseff đã tuyên bố sẽ giữ một mức chi tiêu nguyên tắc cho dù tổng thống đã đề cập đến yêu cầu của người biểu tình về việc có các trường học, bệnh viện, và giao thông công cộng tốt hơn.

Như vậy, câu chuyện về tăng trưởng, lạm phát, đáp ứng nhu cầu người dân đang là bài toán khó đối với tất cả các nước có nền kinh tế mới nổi, cái giá phải trả nếu tính toán sai lầm là rất đắt, thậm chí là thay đổi chính phủ.