Tăng cường giám sát tài chính quốc gia: Tìm giải pháp công nghệ

PHẠM CÔNG MINH - Phó Cục trưởng Cục tin học & Thống kê tài chính (Bộ Tài chính)

(Tài chính) Trước những biến động của nền tài chính thế giới nhiều năm qua cho thấy việc giám sát hệ thống tài chính quốc gia bao hàm: Giám sát hoạt động thị trường tài chính, cũng như giám sát hệ thống tài chính công, là công việc rất bức bách và khó. Hệ thống giám sát đòi hỏi sự hoàn thiện về mô hình, cũng như tầm hiểu biết về trí tuệ của các chủ thể tham gia thực hiện hoạt động giám sát và cảnh báo rủi ro. Do đó, giám sát tài chính quốc gia hiện nay luôn được xem là một công việc đặc biệt quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Có nhiều hoạt động để thực hiện tăng cường công tác giám sát nền tài chính quốc gia.

Tăng cường giám sát tài chính quốc gia: Tìm giải pháp công nghệ
Triển lãm công nghệ Vietnam Efinance 2013 do Bộ Tài chính phối hợp với Tập đoàn IDG tổ chức hôm 27/8/2013. Nguồn: Việt Tuấn
Tái cấu trúc hệ thống tài chính toàn cầu, cũng như tái cấu trúc trong từng quốc gia hay từng tập đoàn lớn là vấn đề thường được quan tâm đầu tiên nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả của các hoạt động. Tăng cường siết chặt các thể chế quản lý, điều hành đối với hệ thống tài chính quốc gia và quốc tế. Thúc đẩy sự minh bạch thị trường tài chính trên cơ sở nâng cao tiêu chuẩn hoạt động của thể chế tài chính.

Chú trọng đảm bảo mục tiêu củng cố sự phục hồi kinh tế và đảm bảo kỷ luật tài khoá trong thực hiện chính sách tài khoá. Cùng với tái cấu trúc hệ thống thị trường tài chính, cải cách cơ cấu tài khóa cũng được các nước rất chú ý. Đặc biệt từ cuối năm 2009 đến nay, vấn đề được quan tâm nhiều là tình hình nợ chính phủ của các nước khu vực đang phát triển có xu hướng gia tăng với diễn biến không tốt.

Đối với Việt Nam, vấn để tăng cường năng lực và hiệu quả của hệ thống giám sát tài chính bao gồm: giám sát sự an toàn tài chính công và giám sát sự vận hành thị trường tài chính, tuy còn khá mới mẻ nhưng cũng đang là vấn đề bức xúc.

Những nội dung lớn thường được nghe qua các phương tiện thông tin đại chúng là: Tăng cường năng lực của hệ thống thông tin thống kê phân tích phục vụ hoạch định, điều chỉnh chính sách, và dự báo cảnh báo. Thiết lập đồng bộ hệ thống thể chế tạo môi trường cho hoạt động thực hiện giám sát tài chính. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm hướng đến giám sát từ xa rủi ro, phòng ngừa khủng hoảng. Minh bạch hoá mô hình kiểm soát nợ quốc gia và hoàn thiện cơ chế tài chính trong sử dụng ngân sách nhà nước. Tăng cường giám sát có hiệu quả hệ thống các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước...

Trên thế giới cũng đã từng đặt ra ở nhiều liên minh khu vực để tăng cường công tác giám sát những diễn biến kinh tế - tài chính:

ASEAN: Ngay sau khi chịu tác động của khủng hoảng tài chính nãm 1997 đã xây dựng một tổ chức trực thuộc Ban Thư ký ASEAN để thực hiện “Cơ chế giám sát ASEAN” (ASEAN Surveillance Process) vào tháng 2/1998. Mục tiêu nhằm tạo một đơn vị độc lập quan sát toàn bộ diễn biến kinh tế tài chính cũng như các dòng vốn ra - vào mỗi nước trong khối ASEAN. Từ đó xác định các cảnh báo cho các nước. Sau đó đến 31/01/2012 trên cơ sở liên kết ASEAN + 3, đã khai trương “Cơ quan nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN + 3” (Tên viết tắt tiếng Anh là AMRO). AMRO chịu trách nhiệm giám sát tình hình kinh tế vĩ mô và tài chính của khu vực ASEAN+3 (bao gồm 10 nền kinh tế ASEN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và từng nền kinh tế cụ thể. Từ đó phát hiện những điếm yếu nảy sinh bên trong các nền kinh tế đó.

EU: Mới gấn đây (tháng 12/2012) cũng thiết lập một cơ chế giám sát hệ thống ngân hàng với tên gọi cơ chế giám sát duy nhất (SSM) cho hệ thống ngân hàng toàn khu vực đồng euro (Eurozone). Theo đó, EU sẽ trao quyền giám sát toàn bộ hệ thống ngân hàng khu vực Eurozone cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và ECB có nhiệm vụ sẽ giám sát trực tiếp khoảng 200 ngân hàng lớn nhất, có giá trị tài sản trên 30 tỷ euro (tương đương 39 tỷ USD), trong số khoảng 6.000 định chế cho vay trong khu vực.

Trước bối cảnh như vậy, vấn đề đặt ra đối với các hoạt động CNTT của ngành Tài chính Việt Nam là cần tư vấn những giải pháp công nghệ để đáp ứng. Theo hình dung của chúng tôi, vấn đề đầu tiên được đặt ra là hệ thống tổ chức và hoạt động về giám sát nền tài chính quốc gia trong giai đoạn tới cần được xác định thống nhất, để từ đó có thể mô hình hoá được.

Đây là bài toán không phải chỉ được xác định bởi chính hệ thống giám sát tài chính, mà ngay cả những người làm CNTT cũng phải tham gia, vì nó sẽ là cơ sở để hiểu và thực hiện mô tả tổng quan các nhu cẩu ứng dụng CNTT. Tổ chức một đơn vị độc lập thực hiện giám sát sẽ là khách quan, nhưng khả năng thông tín sẽ bị hạn chế, nhất là tính kịp thời.

Gắn với các cơ quan nhà nước chuyên môn sẽ khó khăn trong tổng hợp thông tin và thông tin có thể chưa thực sự khách quan. Hiện nay, vẫn đang có 2 xu thế của mô hình tổ chức hệ thống giám sát tài chính ở mỗi quốc gia: tập trung hoặc phân tán; nhưng hiện nay đều chưa có mô tả cụ thể, nhất là cơ chế hoạt động, mối quan hệ giữa các cơ quan/đơn vị thực hiện nhiệm vụ giám sát tài chính.

Đây là khó khăn, vì chỉ khi xác định được quy trình chuẩn về nghiệp vụ mới có thể xác định các giải pháp CNTT phục vụ, bao gốm cả xây dựng úng dụng và tổ chức hạ tầng CNTT đáp ứng. Ví dụ trung tâm dữ liệu (datacenter) nên là đám mây/sử dụng dịch vụ đám mây, hay tổ chức riêng? Hoặc vì các thông tin của nó là rất nhạy cảm đối với nền kinh tế, nên cơ chế và chính sách bảo mật và an ninh thông tin ra sao?...

Về mặt nghiệp vụ chuyên môn, muốn giám sát phải có hệ thống thông tin dữ liệu theo dõi một cách thường xuyên và linh hoạt. Cũng có nghĩa là phải có một cơ sở dữ liệu (CSDL) mạnh, linh hoạt hỗ trợ cho tìm kiếm nhiều chiều để thực hiện các so sánh phân tích hết sức đa dạng.

Xây dựng một datacenter chứa đủ mọi thông tin cần thiết cho các hoạt động giám sát cần được nghiên cứu rất kỹ, bởi để giám sát nền tài chính quốc gia đòi hỏi khối lượng thông tin rất lớn được thu thập từ nhiều ngành nhiều cấp. Vì vậy, vấn đề khả năng liên thông giữa các CSDL quốc gia hiện có và đang chuẩn bị xây dựng (về con người, đất đai, tài sản quốc gia, doanh nghiệp, thị trường tài chính chứng khoán, tiền tệ, các dòng kinh tế xã hội...) cùng với giải pháp chia sẻ thông tin, kể cả thông tin nguyên bản và thông tin đã xử lý là cấn thiết và dưới mọi hình thức, kể cả dùng “đám mây”. Vấn đề tiếp theo nữa là từ đó cần tách bạch những gì cần làm, nên làm và thứ tự ưu tiên của chúng.

Một yếu tố rất quan trọng để xây dựng các úng dụng CNTT đáp ứng các yêu cầu của tăng cường giám sát tài chính đó là các phần mềm, bao gồm các công cụ hỗ trợ khai thác thông tin, tổng hợp và xử lý thông tin, các công cụ phục vụ phân tích, kinh tế vĩ mô và ra quyết định.

BI, Discovery, Cognos... là những công cụ hiện nay thường được nhắc đến như là các giải pháp hỗ trợ đắc lực cho công tác điều hành ra quyết định. Song, đó là trên phương diện của một doanh nghiệp, tập đoàn, hoặc có thể ứng dụng cho một hoạt động nghiệp vụ quản lý của một cơ quan nhà nước. Để phục vụ cho hoạt động giám sát nền tài chính quốc gia cần được nghiên cứu nhiều hơn, bởi vì mọi hoạt động kinh tế xã hội đều gắn liền với các dòng tài chính nên nó rất đa dạng. Vì vậy, công cụ để sử dụng cụ thể phục vụ cho công tác giám sát nền tài chính quốc gia là bài toán lớn.

Các mô hình phân tích dự báo trên thế giới hiện cũng có rất nhiều. Trong những năm qua, Bộ Tài chính cũng đã có nhiều lần ứng dụng thử, song mức độ thành công rất khiêm tốn. Có nhiều lý do cơ bản như hệ thống các chỉ tiêu dữ liệu không được thuần nhất, dẫn đến khi thực hiện tính toán các thông số cũng như thực hiện phân tích so sánh giữa các chỉ tiêu tương quan bị sai số lớn; hoặc hệ thống chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác giám sát nền tài chính nên là gì và nguồn thông tin cho nó cần được thu tập thế nào... Nhưng cũng có lý do là các mô hình được xây dựng không thực sự tương thích với thực tiễn của Việt Nam, nên khi vận dụng đã có những sai số lớn, cộng với lý do về dữ liệu nêu trên làm tăng độ lệch kết quả tính toán. Vì thế cần có những nghiên cứu cụ thể để xây dựng những mô hình phân tích cho phù hợp với Việt Nam. Kinh nghiệm vận dụng các giải pháp CNTT cho các mô hình giám sát kinh tế tài chính quốc tế như đã nêu ở trên, đó cũng đang là câu hỏi cần được tư vấn giải đáp.

Trong xu thế hiện nay, sử dụng các thiết bị đầu cuối là các thiết bị di động để truy cập, chia sẻ thông tin... là nhu cấu tất yếu và cần thiết. Nhưng lâu nay, các phần mềm được xây dựng để thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn không phải là thuần nhất và không phải điều kiện đáp ứng yêu cầu đa dạng thiết bị đầu cuối lúc nào cũng được gắn với bài toán xây dựng phần mềm đó. Mặt khác, hệ thống các cơ sở dữ liệu hiện naỵ và trong thời gian tới sẽ được xây dựng cũng cần có những quy chuẩn thống nhất để các loại thiết bị này có thể truy cập và trao đổi thông tín với nhau...

Vấn đề được đặt ra là cần xác định một tập/một bộ các tiêu chuẩn kỹ thuật CNTT như thế nào (cả về phần cứng và phần mềm) để có thể tạo ra đáp ứng chung đối với mọi loại hình phương tiện và các loại phần mềm ấy, đặc biệt là phục vụ các hoạt động nghiên cứu giám sát và phục vụ giám sát trong mọi tình huống?

Trong các hoạt động giám sát, vấn đề an toàn, an ninh thông tin rất quan trọng, bởi một khi thông tin bị bóp méo, sẽ làm sai lệch các quyết định cuối cùng, gây tổn hại rất lớn đối với nền kinh tế. Trong thực tế thời gian qua, không ít các cuộc tấn công của tin tặc, thậm chí chỉ là những thông tin dò rỉ, đã tạo ra những “sóng gió” không phải chỉ ở một tập đoàn, mà gây cả những khó khăn đối với cả một quốc gia.

Chính vì thế, các giải pháp về an toàn bảo mật thông tin, trong điều kiện mở rộng trao đổi thông tin, tăng khả năng truy cập phục vụ công tác giám sát là vô cùng cấp thiết và không hề đơn giản. Những định hướng giải pháp, các lời tư vấn đều hết sức quan trọng đối với nhu cầu tăng cường giám sát nền tài chính quốc gia.