Thực hiện thành công mục tiêu cao nhất

Mục tiêu kinh tế vĩ mô về mặt lý thuyết và thực tiễn là mục tiêu cao nhất của chính sách tiền tệ (CSTT). Có thể khẳng định, trong năm 2013, đây là thành công đầu tiên và thấy rõ nhất đó là ổn định tiền tệ, trên cả hai góc độ: ổn định giá trị đối nội, tức là kiềm chế chỉ số CPI (thường được coi là lạm phát); ổn định giá trị đối ngoại, tức là tỷ giá. Thành công tiếp theo là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý; Và cuối cùng là góp phần giải quyết an sinh xã hội, góp phần tạo việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, đáp ứng vốn tín dụng ngân hàng cho các chương trình chính sách...

Mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 7% cả năm 2013 rõràng là đạt được thành công ngoài dự kiến. CSTT cũng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý, GDP tăng 5,42%; góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Ổn định thị trường vàng

Trong năm 2013, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quyết liệt triển khai các giải pháp đồng bộ về quản lý thị trường vàng. Theo đó, các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện tất toán toàn bộ số dư huy động vốn bằng vàng đến hạn phải chi trả từ đầu tháng 7/2013; giảm dần số dư cho vay vốn bằng vàng nên đã loại bỏ toàn bộ rủi ro liên quan đến vàng và chấm dứt tình trạng “vàng hóa” trong hoạt động của TCTD.

Cùng với đó, NHNN đã tăng cường công tác thanh tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các TCTD, DN kinh doanh mua, bán vàng, bình ổn thị trường thông qua đấu thầu vàng, sản xuất vàng miếng SJC để đáp ứng nhu cầu thị trường, thiết lập một mạng lưới mua, bán vàng miếng mới, có tổ chức, quản lý chặt chẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận mua, bán vàng.

Thực hiện thắng lợi mục tiêu trung gian

Lãi suất tiền gửi và cho vay giảm dần: Trong năm 2013, mặt bằng lãi suất giảm về bằng lãi suất của của gần 10 năm trước, xoay quanh mức 6-8%/năm đối với lãi suất huy động và 8-11%/năm đối với lãi suất cho vay. Lãi suất tiền gửi USD cũng giảm mạnh, xoay quanh mức dưới 2%/năm và lãi suất cho vay USD cũng về mặt bằng trước đây, phù hợp với mục tiêu điều hành CSTT của NHNN

Tỷ giá diễn biến ổn đnh: Trong năm 2013, tỷ giá VND/USD tăng 1,2% so với năm 2012. Thị trường ngoại hối về cơ bản ổn định, thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng được cải thiện rõrệt so với một số năm gần đây. Đến cuối năm 2013, tỷ lệ gửi ngoại tệ so với tổng phương tiện thanh toán tiếp tục giảm, còn khoảng 12% (so với mức cuối năm 2011 đang là 15,8%, cuối năm 2012 đang là 12,36%). Dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng gấp hơn hai lần so với cuối năm 2011.

Tập trung giải quyết nợ xấu ca hệ thống: Trong năm 2013, hệ thống ngân hàng thực hiện đồng bộ và tổng hợp nhiều giải pháp xử lý nợ xấu. Ước tính số nợ xấu đã được xử lý trong năm 2012 và năm 2013 đạt khoảng 110.000 tỷ đồng.

Chính thức bắt đầu mua nợ xấu từ 1/10/2013, đến cuối năm 2013, Công ty quản lý tài sản (VAMC) đã xử lý được gần 30.000 tỷ đồng dư nợ gốc của 26 tổ chức tín dụng. Các TCTD đã cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ đến hết tháng 12/2013 cũng khoảng 316.800 tỷ đồng nợ cho khách hàng, chiếm hơn 10% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó có 60% các khoản vay nếu không được cơ cấu đã thành nợ xấu. Nói một cách khác, nếu không làm, nợ xấu của hệ thống đã tăng thêm 6%.

Tái cơ cấu các TCTD theo đúng lộ trình: Tính đến hết năm 2013, đã có 8 trong tổng số 9 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) thuộc diện yếu kém đã hoàn thành bước đầu lộ trình tái cơ cấu. Phương án cơ cấu lại của 8/9 ngân hàng đều được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, NHNN chưa phải áp dụng biện pháp can thiệp bắt buộc nào. Đến hết năm 2013, sau gần 2 năm tái cơ cấu thông qua sáp nhập, hợp nhất, giải thể, hệ thống đã giảm 6 TCTD, bao gồm: 4 NHTMCP và 2 TCTD phi ngân hàng.

Hot động ca các TCTD ổn đnh: Lợi nhuận của toàn hệ thống các TCTD lũy kế đến hết tháng 11/2013 đạt 29.500 tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm 2012. Tuy nhiên, nếu so sánh với các năm 2010, 2011, thì lợi nhuận lũy kế năm 2013 chỉ bằng 53-64%. Đặc biệt, có tới 17% các TCTD lỗ trong năm 2013 (bên cạnh 100 TCTD có lãi).

Nhìn chung, trên 50% số TCTD trong năm 2013 giảm lợi nhuận so với năm 2012. Tình hình đó phản ánh sát thực tế môi trường hoạt động kinh doanh ngân hàng trong năm 2013. Đó là các TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro tăng lên nên dẫn đến lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ; do giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng trong khi vẫn phải trả lãi tiền gửi cao cho khách hàng nên thu nhập giảm. Đó là chưa kể tất cả các NHTM đều tiết giảm chi phí, giảm chi lương và chi thường, thu hẹp các phòng giao dịch và chi nhánh hoạt động thua lỗ…

Mặc dù vậy, năm 2013 cũng đánh dấu năng lực tài chính của cả hệ thống các TCTD được nâng cao. Tính chung, trong 11 tháng đầu năm 2013, vốn điều lệ của toàn hệ thống các TCTD tăng 6,65% so với cuối năm 2012, tương đương với mức tăng 25.800 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tăng thêm 43.500 tỷ đồng. Đến cuối năm 2013, một số hệ số phản ánh hiệu quả kinh doanh ROA, ROE cũng chưa được cải thiện, đều giảm so với năm ngoái khi chỉ đạt lần lượt 0,53% và 5,6%.

Thành công từ góc nhìn đa chiều - Ảnh 1

Kết quả mục tiêu hoạt động

Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đối với VND năm 2012 nếu còn ở mức 18 – 22%/năm cho hầu hết các kỳ hạn thì từ năm 2013 (đặc biệt về cuối năm) đã có xu hướng giảm. Giữa năm 2013, giao dịch qua đêm dao động quanh mức 4%/năm nhưng đến cuối năm giảm còn 2,5 – 2,8%/năm. Tương tự, lãi suất ngoại tệ cũng ổn định trong phạm vi điều hành CSTT của NHNN. Thanh khoản của nhiều NHTM từ mức khủng hoảng đã ổn định trong năm 2013.

Các chỉ tiêu chủ yếu hoạt động ngân hàng có mức tăng trưởng khá. Ước tính đến hết năm 2013, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD tăng khoảng 16% so với cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay ước tính tăng 9% so với đầu năm. Các DN, khách hàng nói chung không còn than phiền, kêu ca về lãi suất vay vốn nhiều như trước đây.

Tổng phương tiện thanh toán tiếp tục tăng ở mức phù hợp với mục tiêu định hướng 14-16% đặt ra từ đầu năm, đến hết năm 2013, ước tính tăng 15% so với cuối năm 2012; huy động vốn tăng 15,61%, trong đó bằng ngoại tệ tăng 13,7%, bằng VND tăng khá cao 15,93% so với cuối năm 2012.

Các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác

Điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng đã góp phần quan trọng đạt được các mục tiêu kinh tễ vĩ mô khác:

Nhập siêu đã giảm: Giảm nhập siêu không phải là mục tiêu trực tiếp của CSTT nhưng phải thực sự thừa nhận, nhập siêu trong 3 năm gần đây giảm mạnh có nguyên nhân hàng đầu là điều hành tỷ giá, lãi suất ngoại tệ và thực thi các biện pháp quản lý ngoại tệ, quản lý thị trường vàng có hiệu quả.

Tăng cường quỹ dtrữ ngoi tệ quốc gia gắn liền vi việc trung hòa lượng nội tệ đưa ra mua USD: Tỷ giá ổn định, nhập siêu giảm mạnh, cần phải phân tích trong bối cảnh quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia được tăng cường, từ mức 7 tỷ USD lên khoảng 32 tỷ USD hiện nay. Việc mua ngoại tệ vào đồng nghĩa với việc cung ứng VND ra lưu thông nhưng gây nên lạm phát tiền tệ. Thực tế này hoàn toàn được lý giải qua sự phối hợp đồng bộ các công cụ của CSTT mà trọng tâm trong vấn đề này đó là nghiệp vụ thị trường mở, trung hòa lượng tiền cung ứng qua kênh mua ngoại tệ.

Giảm tình trng đô la hóa trong nền kinh tế: Tỷ giá ổn định đã tác động tích cực đến tâm lý của người dân, tâm lý của thị trường tài chính. Người dân, giới đầu tư tin tưởng vào sự ổn định của VND. Điều này làm giảm hẳn tình trạng người dân lựa chọn việc cất trữ tài sản của mình bằng việc mua ngoại tệ, góp phần đẩy lùi tình trạng đô la hóa trong xã hội. Ước tính hết năm 2013, tổng tiền gửi ngoại tệ trên tổng tiền gửi của các TCTD giảm xuống dưới 12%.

Vốn tín dụng ngân hàng góp phần tái cơ cấu nền kinh tếng vào các lĩnh vc ưu tiên: Để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, các NHTM đều điều chỉnh phần lớn tăng trưởng tín dụng trong các năm 2011-2013 sang tập trung cho sản xuất, khu vực nông nghiệp - nông thôn, sản xuất và thu mua hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và DN nhỏ và vừa, với kỳ vọng sẽ góp phần rất lớn vào tăng trưởng, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Thách thức và khuyến nghị cho thời gian tới

Một là, áp lực phá giá VND là rất lớn và từ nhiều phía khác nhau, vì vậy cần kiên trì mục tiêu ổn định tỷ giá VND/USD trong một giới hạn nhất định (nếu có biến động thì cả năm 2014 – 2015 không vượt quá 1-2% mỗi năm). Theo đó, các công cụ điều hành CSTT, trực tiếp là: lãi suất, dự trữ bắt buộc, thị trường mở, chính sách và biện pháp quản lý thị trường ngoại tệ cũng theo hướng thực hiện mục tiêu này.

Hai là, áp lực về tăng trưởng dư nợ đối với nền kinh tế là rất lớn, trong khi điều kiện mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả vẫn diễn biến chậm, vì vậy chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng ngân hàng năm 2014 – 2015 đối với nền kinh tế chỉ nên coi là có tính chất định hướng, chứ không cứng nhắc phải phấn đấu bằng mọi cách để đảm bảo tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu đề ra hay khống chế mức tăng trưởng tín dụng. Năm 2014, mức tăng trưởng tín dụng được NHNN đưa ra là 12%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16-18% so với năm trước.

Vấn đề quan trọng là NHNN thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ đảm bảo tín dụng tăng trưởng an toàn, hiệu quả theo nhu cầu vốn nền kinh tế. Bên cạnh đó, các công cụ điều hành CSTT, đặc biệt là lãi suất, cho vay tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc... vẫn cần định hướng các TCTD vào việc mở rộng tín dụng đối với 5 đối tượng ưu tiên, thúc đẩy cạnh tranh mở rộng tín dụng nông nghiệp – nông thôn.

Ba là, trong điều kiện lãi suất cơ bản chưa phát huy vai trò điều tiết gián tiếp thị trường tiền tệ thì việc duy trì quy định trần lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay 5 đối tượng ưu tiên là hết sức cần thiết, ít ra là cần duy trì hết 6 tháng đầu năm 2014 nhằm phát đi tín hiệu thực sự về lãi suất trên thị trường.

Bốn là, diễn biến CPI trong các năm 2014- 2015 dự báo vẫn có các nguyên nhân như các năm qua. Trách nhiệm về kiềm chế lạm phát vẫn được dổ dồn lên CSTT, vì vậy, công tác điều hành CSTT cần chủ động, linh hoạt hơn; tăng cường hiệu quả, chất lượng công tác thanh tra giám sát... Mặt khác, cần đề nghị và chủ động phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Năm là, sử dụng biện pháp truyền thống đó là tăng lãi suất, rút bớt tiền từ lưu thông về để kiềm chế lạm phát không còn hoàn toàn phù hợp với thực tiễn Việt Nam, thực tiễn hoạt động ngân hàng. Lạm phát không phải là nguyên nhân duy nhất, không phải lúc nào cũng do tiền tệ. Tăng lãi suất, rút bớt tiền từ lưu thông về, gây thiếu hụt thanh khoản, càng đẩy lãi suất trên thị trường tăng cao, tác động ngược lại mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Sáu là, tái cơ cấu nền kinh tế nói chung, tái cơ cấu các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước tiếp tục diễn ra chưa đạt hiệu quả và mục tiêu như mong muốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng ngân hàng, đến điều hành CSTT. Vì vậy, trong điều hành CSTT và quản lý chất lượng tín dụng cần có phương án cụ thể về những tác động này.

Những thách thức đối với việc điều hành CSTT trong 2 năm tiếp theo 2014-2015 là không hề nhỏ. Vì vậy, việc nhìn nhận lại một số bài học kinh nghiệm thời gian qua, trên cơ sở những dự báo và chủ động có những giải pháp phù hợp để đạt được các mục tiêu dự kiến cho thời gian tới là hết sức cần thiết.

Tài liệu tham khảo:

1. Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước;

2. Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê;

3. Website của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Thành công từ góc nhìn đa chiều

PGS.,TS. NGUYỄN ĐẮC HƯNG

(Tài chính) Trong năm 2013, ngoài việc phải thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nói chung thì chính sách tiền tệ và hoạt động quản lý hệ thống ngân hàng có nhiều vấn đề “nóng” liên quan đến lãi suất, tỷ giá, xử lý nợ xấu và tăng trưởng tín dụng, thị trường vàng, cơ cấu lại ngân hàng thương mại... Tuy nhiên, các vấn đề đã được xử lý kịp thời, hiệu quả.

Xem thêm

Video nổi bật