Tín dụng tiêu dùng sẽ “bùng nổ’’

PV tổng hợp

Nền kinh tế Việt Nam đang cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực như lạm phát được kiểm soát, niềm tin của người tiêu dùng được cải thiện. Điều này sẽ tạo đà cho tăng trưởng tín dụng tiêu dùng trong ngắn và trung hạn. Chính vì thế phân khúc này sẽ “bùng nổ” trong tương lai.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tín dụng tiêu dùng tăng mạnh trong những năm qua

Theo Kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược Ngân hàng cho biết, trong 7 năm qua, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam đã tăng trưởng trung bình lên tới xấp xỉ 20%/năm. Ước tính, tỷ lệ cho vay tiêu dùng/GDP hiện đạt 6,4%, tỷ lệ tín dụng tiêu dùng/tổng tín dụng là 5,6%, tỷ lệ cho vay tiêu dùng/tiêu dùng cuối cùng là 7,3% và dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân đầu người đạt xấp xỉ 1,5 triệu đồng/người.

Còn theo dự báo của các chuyên gia, hiện nay, ở Việt Nam, tín dụng tiêu dùng đang có tốc độ tăng trưởng trung bình 30-40%/năm và sẽ tiếp tục tăng mạnh vào cuối năm 2015.

Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ như vậy là do nền kinh tế Việt Nam luôn tạo thuận lợi cho ngành tín dụng tiêu dùng phát triển. Ví dụ, dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ và thu nhập của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng do nền kinh tế tăng trưởng tốt trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển tín dụng tiêu dùng như là dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ và thu nhập của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng do nền kinh tế tăng trưởng tốt trong thời gian qua.

Đặc biệt hơn, trong những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam cũng đang diễn ra tích cực, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế sâu rộng đã đưa đến cho thị trường tài chính cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam nhiều cơ hội, đặc biệt là phân khúc bán lẻ. Phân khúc bán lẻ không chỉ hấp dẫn đối với hệ thống ngân hàng và nhà đầu tư trong nước mà còn là lực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ngoại đang ngắm tới.

Theo Ngân hàng thế giới thì hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có 1/3 dân số có tài khoản ngân hàng và nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân có xu hướng gia tăng khi mức sống ngày càng được cải thiện.

Đánh giá về vấn đề này, chuyên gia tài chính ngân hàng Cấn Văn Lực cho rằng, trong bối cảnh tín dụng ngân hàng dành cho doanh nghiệp vẫn đang chững lại, hoạt động cho vay tiêu dùng trong nước có thể trở thành “phao cứu sinh’’ khi tín dụng tiêu dùng hiện chỉ chiếm trên 5% trong tổng dư nợ vay và quy mô nền kinh tế.

Rào chắn an toàn cho tín dụng tiêu dùng phát triển

Hiện nay, tín dụng tiêu dùng tín chấp đang được các công ty tài chính và ngân hàng đẩy mạnh là phương tiện hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng. Nhưng nếu chạy đua giành thị phần, mà không kiểm soát được rủi ro, sẽ dẫn đến nguy cơ “bong bóng” tín dụng tài chính cá nhân, khi nợ xấu trong hoạt động cho vay ngày một gia tăng. Chính vì thế, vấn đề quản lý rủi ro để hạn chế nợ xấu là hết sức quan trọng. Việc kiểm soát nợ xấu luôn nhờ vào cơ chế quản trị rủi ro chặt chẽ. Do đó, công ty tài chính, ngân hàng phải đầu tư đúng chỗ, phát triển bền vững tín dụng tiêu dùng,

Theo lãnh đạo Home Credit cho rằng, lạm phát của Việt Nam được kiểm soát ở mức thấp và chính sách kích cầu tiếp tục được quan tâm, nên nhu về vốn tiêu dùng sẽ gia tăng. Tuy nhiên, để phát triển tín dụng lĩnh vực này, cần đáp ứng được nhu cầu thực tế của người tiêu dùng, nhất là với phân khúc khách hàng thu nhập thấp có nhu cầu vốn cao, nhưng không có tài sản thế chấp, nên khó tiếp cận vốn.

Trên thực tế, nhu cầu vốn tiêu dùng luôn có, nhất là với các thị trường mới, nhưng vấn đề về tài sản thế chấp, thủ tục khiến nhiều người e ngại khi tiếp cận vốn ngân hàng. Trong khi đó, công ty tài chính lại có phần thông thoáng hơn, vì chỉ cho vay tín chấp. Đây cũng là lợi thế để các công ty tài chính giành thị phần cho vay tiêu dùng.Giám đốc ngân hàng bán lẻ VIB, ông Rahn Wood cho rằng, thị trường Việt Nam rất hứa hẹn và tiềm năng. Các nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng của Việt Nam khi so sánh với các thị trường khu vực trong việc sử dụng các sản phẩm tín dụng tiêu dùng.

Bàn về vấn đề này, chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng đưa ra khuyến nghị, ngành tài chính tiêu dùng Việt Nam vẫn đang phát triển mạnh và có tỷ lệ tăng trưởng đều đặn mỗi năm, thậm chí, ngay cả tại thời điểm nền kinh tế chưa hết khó khăn như hiện nay. Vì thế, khi tình hình kinh tế tốt lên, khả năng tỷ lệ tăng trưởng sẽ gia tăng ấn tượng, vấn đề quản lý rủi ro để hạn chế nợ xấu là hết sức quan trọng. Việc kiểm soát nợ xấu luôn nhờ vào cơ chế quản trị rủi ro chặt chẽ. Do đó, công ty tài chính, ngân hàng phải đầu tư đúng chỗ, phát triển bền vững tín dụng tiêu dùng, thay vì chấp nhận rủi ro, khó kiểm soát vốn, dẫn đến gây nguy hại cho sự phát triển của Ngành

Theo quan điểm của các chuyên gia, để đẩy mạnh phân khúc thị trường bán lẻ thì cần quan tâm đến những yếu tố tác động để thị trường tín dụng tiêu dùng phát triển ngang tầm với các thị trường khác trong khu vực:

Thứ nhất, thói quen của người tiêu dùng hiện tại vẫn theo xu hướng dành dụm nhiều hơn là chi tiêu, nhưng trong thời gian tới, xu hướng này có khả năng thay đổi.

Thứ hai, sự phát triển của nền kinh tế là động lực kích cầu tự nhiên cho người tiêu dùng.

Thứ ba, sự phát triển của hệ thống ngân hàng cùng sự đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng sẽ tạo nhiều cơ hội hơn cho khách hàng vay.