3 kịch bản cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020

Theo VEPR

(Tài chính) Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa công bố báo cáo Dự báo về tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020.

VEPR đưa ra 3 kịch bản cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020. Nguồn: internet
VEPR đưa ra 3 kịch bản cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020. Nguồn: internet

Theo đó, báo cáo cho rằng các dự báo đều cho thấy  trong  giai  đoạn  2016- 2020,  mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Việt Nam khó có khả năng vượt mức 6% do động lực tăng trưởng không có nhiều cải thiện.

“Nếu nền kinh tế không nhận được động lực tăng trưởng mới từ sự cải thiện yếu tố năng suất lao động tổng hợp, trong khi đó các nguồn lực cơ bản là vốn và lao động không có nhiều khả năng cải thiện đột biến, sẽ dẫn đến nhiều khả năng tăng trưởng khó thoát khỏi khuynh hướng suy giảm dài hạn” – Báo cáo nêu.

VEPR đưa ra quan điểm rằng: Tín dụng tăng trưởng khoảng 12-15% là mức bảo đảm để lạm phát duy trì trong mức mục tiêu 6%. Còn mức tăng trưởng tín dụng khoảng 20%, nguy cơ lạm phát tăng trở lai (vượt 10%) là cao, tạo ra nguy cơ phá vỡ các cân bằng vĩ mô.

Cụ thể 3 kịch bản mà Viện nghiên cứu này đưa ra cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 như sau:

Kịch bản tăng trưởng thấp

Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào trong kịch bản này (bình quân năm, cho giai đoạn 2016-2020):

Nhân tố năng suất tổng hợp (TFP): 2,0%/năm

Lao động: 0,88%/năm

Vốn đầu tư toàn xã hội (giá hiện hành): 11,5%/năm, tăng trưởng thực (giá cố định, đã loại bỏ lạm phát): 5,5%, (tương đương tỉ lệ vốn đầu tư trên GDP khoảng 30,5-31% GDP, giữ ổn định như hiện nay)

Chỉ số ICOR toàn nền kinh tế duy trì ở mức cao như hiện nay  (không có cải thiện), khoảng 5,6-5,7.

Tỉ lệ tiết kiệm nội địa (tiết kiệm/GDP) bình quân: 30,35%

Vốn FDI: tăng trưởng 0-3%/năm

Vốn vay của khu vực tư nhân: tăng 5%/năm

Lạm phát: 6%/năm

Tăng trưởng tín dụng bình quân: 11,3-15,7 %/năm.

Kịch bản tăng trưởng vừa phải

Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào trong kịch bản này (bình quân năm, cho giai đoạn 2016-2020:

Nhân tố năng suất tổng hợp TFP: 2,4%/năm

Lao động: 0,88%/năm

Vốn đầu tư toàn xã hội (giá hiện hành): 11%/năm, tăng trưởng thực (giá cố định): 6%, (tương đương tỉ lệ vốn đầu tư trên GDP khoảng 30-31% GDP, ổn định so với hiện nay).

Chỉ số ICOR toàn nền kinh tế được cải thiện nhờ chặt chẽ hơn trong đầu tư công,  tỉ  lệ trung bình khoảng 5,4.

Tỉ lệ tiết kiệm nội địa (tiết kiệm/GDP) bình quân: 30,35%

Vốn FDI: tăng trưởng 4-6%/năm

Vốn vay của khu vực tư nhân: tăng 10%/năm

Lạm phát: 5%/năm

Tăng trưởng tín dụng bình quân: 13,3-18,7 %/năm

Kịch bản tăng trưởng cao

Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào trong kịch bản này (bình quân năm, cho giai đoạn 2016-2020:

Nhân tố năng suất tổng hợp TFP: 2,7%/năm

Lao động: 1,0%/năm

Vốn đầu tư toàn xã hội (giá hiện hành): 12,5%/năm, tăng trưởng thực (giá cố định): 6,5%

(tương đương tỉ lệ vốn đầu tư trên GDP khoảng 31-32% GDP, tăng nhẹ so với hiện nay)

Chỉ số ICOR toàn nền kinh tế được cải thiện so với hiện nay, đưa về mức trước năm 2010, khoảng 5,2 (bằng giai đoạn 2000-2005).

Tỉ lệ tiết kiệm nội địa (tiết kiệm/GDP) bình quân: 30,35%

Vốn FDI: tăng trưởng 7-10%/năm

Vốn vay của khu vực tư nhân: tăng 15%/năm

Lạm phát: 6%/năm

Ở kịch bản này, nhóm nghiên cứu cũng lưu ý rằng: Giả thiết TFP tăng khoảng 3%/năm bình quân trong giai đoạn 2016-2020 là một mức tăng rất cao. Để đạt mức này, bản thân nền kinh tế phải có những cải cách và thay đổi rất tích cực.

Và với kịch bản này, nền kinh tế tăng trưởng bình quân trong khoảng 5,06-5,52%/năm trong giai đoạn 2016-2020.

VEPR đưa ra ý kiến rằng, để cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng của nền kinh tế, chắc chắn cần phải có quyết tâm cải cách thực sự mạnh mẽ quyết liệt nhằm tăng  năng suất của toàn bộ nền kinh tế, tái cơ cấu nguồn  lực theo hướng chất lương cao hơn. Cải cách thể chế kinh tế, hành  chính có ý nghĩa quyết định.

Ngoài ra, việc cải thiện nguồn nhân lực cho nền kinh tế và mở rộng thị trường xuất khẩu với mô hình liên kết  quốc tế theo kiểu mới. Chỉ với những nỗ lực cải cách với cam kết cao, Việt Nam mới có hy vọng kiểm soát được mức tăng trưởng khoảng trên 6% (trong điều kiện bối cảnh quốc tế thuận lợi).

“Việc đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 7% trong giai đoạn 2016-2020 hầu như không khả thi. Nói cách khác, giai đoạn tăng trưởng cao như trong thập niên 1990 và đầu những năm 2000 (bình quân 7,5%/năm) sẽ không còn cơ hội lặp lại trong thời gian tới” – Nhóm nghiên cứu của báo cáo kết luận.

Nguồn:

Theo đó, báo cáo cho rằng các dự báo đều cho thấy  trong  giai  đoạn  2016-  2020,  mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Việt Nam khó có khả năng vượt mức 6% do động lực tăng trưởng không có nhiều cải thiện.

“Nếu  nền kinh tế không nhận được động lực tăng trưởng mới từ sự cải thiện yếu tố năng suất lao động tổng hợp, trong khi đó các nguồn lực cơ bản là vốn và lao động không có nhiều khả năng cải thiện đột biến, sẽ dẫn đến nhiều khả năng tăng trưởng khó thoát khỏi khuynh hướng suy giảm dài hạn” – Báo cáo nêu.

VEPR đưa ra quan điểm rằng: Tín dụng tăng trưởng khoảng 12-15% là mức bảo đảm để lạm phát duy trì trong mức mục tiêu 6%. Còn mức tăng trưởng tín dụng khoảng 20%, nguy cơ lạm phát tăng trở lai (vượt 10%) là cao, tạo ra nguy cơ phá vỡ các cân bằng vĩ mô.

Cụ thể 3 kịch bản mà Viện nghiên cứu này đưa ra cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 như sau:

Kịch bản tăng trưởng thấp

Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào trong kịch bản này (bình quân năm, cho giai đoạn 2016-2020):

Nhân tố năng suất tổng hợp (TFP): 2,0%/năm

Lao động: 0,88%/năm

Vốn đầu tư toàn xã hội (giá hiện hành): 11,5%/năm, tăng trưởng thực (giá cố định, đã loại bỏ lạm phát): 5,5%, (tương đương tỉ lệ vốn đầu tư trên GDP khoảng 30,5-31% GDP, giữ ổn định như hiện nay)

Chỉ số ICOR toàn nền kinh tế duy trì ở mức cao như hiện nay  (không có cải thiện), khoảng 5,6-5,7.

Tỉ lệ tiết kiệm nội địa (tiết kiệm/GDP) bình quân: 30,35%

Vốn FDI: tăng trưởng 0-3%/năm

Vốn vay của khu vực tư nhân: tăng 5%/năm

Lạm phát: 6%/năm

Tăng trưởng tín dụng bình quân: 11,3-15,7 %/năm.

Kịch bản tăng trưởng vừa phải

Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào trong kịch bản này (bình quân năm, cho giai đoạn 2016-2020:

Nhân tố năng suất tổng hợp TFP: 2,4%/năm

Lao động: 0,88%/năm

Vốn đầu tư toàn xã hội (giá hiện hành): 11%/năm, tăng trưởng thực (giá cố định): 6%, (tương đương tỉ lệ vốn đầu tư trên GDP khoảng 30-31% GDP, ổn định so với hiện nay).

Chỉ số ICOR toàn nền kinh tế được cải thiện nhờ chặt chẽ hơn trong đầu tư công,  tỉ  lệ trung bình khoảng 5,4.

Tỉ lệ tiết kiệm nội địa (tiết kiệm/GDP) bình quân: 30,35%

Vốn FDI: tăng trưởng 4-6%/năm

Vốn vay của khu vực tư nhân: tăng 10%/năm

Lạm phát: 5%/năm

Tăng trưởng tín dụng bình quân: 13,3-18,7 %/năm

Kịch bản tăng trưởng cao

Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào trong kịch bản này (bình quân năm, cho giai đoạn 2016-2020:

Nhân tố năng suất tổng hợp TFP: 2,7%/năm

Lao động: 1,0%/năm

Vốn đầu tư toàn xã hội (giá hiện hành): 12,5%/năm, tăng trưởng thực (giá cố định): 6,5%

(tương đương tỉ lệ vốn đầu tư trên GDP khoảng 31-32% GDP, tăng nhẹ so với hiện nay)

Chỉ số ICOR toàn nền kinh tế được cải thiện so với hiện nay, đưa về mức trước năm 2010, khoảng 5,2 (bằng giai đoạn 2000-2005).

Tỉ lệ tiết kiệm nội địa (tiết kiệm/GDP) bình quân: 30,35%

Vốn FDI: tăng trưởng 7-10%/năm

Vốn vay của khu vực tư nhân: tăng 15%/năm

Lạm phát: 6%/năm

Ở kịch bản này, nhóm nghiên cứu cũng lưu ý rằng: Giả thiết TFP tăng khoảng 3%/năm bình quân trong giai đoạn 2016-2020 là một mức tăng rất cao. Để đạt mức này, bản thân nền kinh tế phải có những cải cách và thay đổi rất tích cực.

Và với kịch bản này, nền kinh tế tăng trưởng bình quân trong khoảng 5,06-5,52%/năm trong giai đoạn 2016-2020.

VEPR đưa ra ý kiến rằng, để cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng của nền kinh tế, chắc chắn cần phải có quyết tâm cải cách thực sự mạnh mẽ quyết liệt nhằm tăng  năng suất của toàn bộ nền kinh tế, tái cơ cấu nguồn  lực theo hướng chất lương cao hơn. Cải cách thể chế kinh tế, hành  chính có ý nghĩa quyết định.

Ngoài ra, việc cải thiện nguồn nhân lực cho nền kinh tế và mở rộng thị trường xuất khẩu với mô hình liên kết  quốc tế theo kiểu mới. Chỉ với những nỗ lực cải cách với cam kết cao, Việt Nam mới có hy vọng kiểm soát được mức tăng trưởng khoảng trên 6% (trong điều kiện bối cảnh quốc tế thuận lợi).

“Việc đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 7% trong giai đoạn 2016-2020 hầu như không khả thi. Nói cách khác, giai đoạn tăng trưởng cao như trong thập niên 1990 và đầu những năm 2000 (bình quân 7,5%/năm) sẽ không còn cơ hội lặp lại trong thời gian tới” – Nhóm nghiên cứu của báo cáo kết luận.