Cải cách toàn diện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

PV.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cải cách toàn diện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo nguyên tắc chỉ kiểm tra tại cửa khẩu đối với các mặt hàng tác động đến an toàn xã hội, an ninh quốc gia, phải kiểm dịch hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân; Chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro và đánh giá tuân thủ của doanh nghiệp...

Đến năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
Đến năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

Theo theo Thông báo Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị thúc đẩy phát triển cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một của ASEAN và tạo thuận lợi thương mại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong năm năm 2018, phấn đấu giảm tỷ lệ các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành xuống dưới 15%; Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm và thủ tục kiểm tra chuyên ngành.

Đồng thời, cải cách toàn diện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo nguyên tắc chỉ kiểm tra tại cửa khẩu đối với các mặt hàng tác động đến an toàn xã hội, an ninh quốc gia, phải kiểm dịch hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân; Chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro và đánh giá tuân thủ của doanh nghiệp...

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chuyên ngành để sửa đổi, bổ sung theo hướng cắt giảm tối đa các mặt hàng không cần thiết phải kiểm tra trước khi thông quan, nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về quản lý của cơ quan nhà nước và chống buôn lậu, gian lận thương mại... Đồng thời, tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành để khắc phục ngay tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong kiểm tra chuyên ngành và tình trạng một mặt hàng cùng lúc phải thực hiện nhiều thủ tục, hình thức quản lý, kiểm tra; không để kiểm tra chuyên ngành làm hạn chế thương mại, lưu thông hàng hóa.

Thông báo này cũng nêu rõ, đến năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện thông qua cơ chế một cửa quốc gia dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.

Trước mắt, từ nay đến cuối năm 2018, ngoài 53 thủ tục hành chính đã kết nối qua cơ chế một cửa quốc gia, các Bộ, ngành phải hoàn thành việc kết nối 143 thủ tục hành chính đã đăng ký; đồng thời, tham gia và triển khai đầy đủ cơ chế một cửa ASEAN theo đúng cam kết và lộ trình thực hiện của các nước ASEAN; Sẵn sàng về mặt kỹ thuật để kết nối và trao đổi thông tin với các đối tác thương mại khác ngoài ASEAN theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên...

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phối hợp với Ủy ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một của ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899), Bộ Tài chính thường xuyên theo dõi, giám sát việc triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại tại địa phương mình.

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với các nước trong khu vực và thế giới, việc cải cách mang tính đột phá, sâu rộng, hiệu quả cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại có ý nghĩa rất quan trọng góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính, nâng cao xếp hạng về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Việt Nam bằng mức trung bình của các nước ASEAN4 và hướng tới nhóm các nước OECD, tạo động lực góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu.