Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam

ThS. NGUYỄN VĂN TUÂN - Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải

Sau 30 năm đổi mới, kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khu vực kinh tế này góp phần giải quyết công ăn việc làm; huy động nguồn lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước; tạo môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, ngoài có vị trí quan trọng trong phát triển nền kinh tế, kinh tế tư nhân còn có vai trò đáng kể xét về phương diện phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hoá sản xuất cũng như về phương diện giải quyết các vấn đề xã hội; Là lĩnh vực có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động.

Do đó, việc mở rộng sản xuất, kinh doanh của kinh tế tư nhân ở Việt Nam cần được khuyến khích và đẩy mạnh.

Thực tế cũng đã cho thấy, kinh tế tư nhân thời gian qua chủ yếu hoạt động dưới hình thức hộ gia đình - bộ phận đông đảo, có tiềm năng, có vị trí quan trọng, lâu dài, góp phần tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.

Đến nay, hình thức kinh tế này đã phát triển nhanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ, góp phần quan trọng vào các thành tựu kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận, kinh tế tư nhân dù cố gắng đến bao nhiêu cũng không thể loại bỏ được những hạn chế vốn có như: tính tự phát, manh mún, hạn chế về kỹ thuật...

Để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế

Để kinh tế tư nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ và lành mạnh hơn, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế (mục tiêu đến năm 2030 đạt khoảng 2 triệu doanh nghiệp tư nhân, đóng góp 60-65% GDP), cần có sự hỗ trợ đồng bộ và thống nhất của các, bộ, ngành liên quan, cụ thể:

Một là, cần tiếp tục nâng cao nhận thức để tạo sự thống nhất trong thực hiện Nghị quyết của Đảng; Khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế, nhất là tạo việc làm và an sinh xã hội; Đồng thời, chủ động khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong phát triển kinh tế tư nhân, nhất là ý thức chấp hành pháp luật.

Hai là, tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, chính sách phù hợp với bối cảnh phát triển, đồng thời, xác định rõ những nội dung tiếp tục phải được thể chế hóa và nội dung không còn phù hợp, cần phải điều chỉnh, để tiếp tục đổi mới hơn nữa cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.

Điển hình như: Đẩy mạnh thực hiện Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư, cần quy định rõ việc thành lập và hoạt động của tổ chức cơ sở đảng, các đoàn thể trong doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ công tác theo dõi, phân tích và cung cấp thông tin cho hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu cho kinh tế tư nhân.

...

Bài viết chi tiết mời độc giả xem trên Tạp chí Tài chính Kỳ 1 tháng 7/2018.