CPTPP là cơ hội đảm bảo việc làm bền vững

PV.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết bởi 11 quốc gia, bao trùm thị trường rộng lớn với 500 triệu dân, chiếm 13,5% nền kinh tế thế giới và 15% thương mại toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Phân tích về ý nghĩa của vấn đề lao động trong CPTPP đối với Việt Nam, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế ILO Việt Nam, ông Chang-Hee Lee khẳng định: Đây là cơ hội để Việt Nam hiện đại hoá pháp luật lao động và hệ thống quan hệ lao động, qua đó tạo ra việc làm bền vững trong tương lai.

kỳ vọng rằng CPTPP cùng với Hiệp định FTA EU-Việt Nam sẽ mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho Việt Nam.
kỳ vọng rằng CPTPP cùng với Hiệp định FTA EU-Việt Nam sẽ mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho Việt Nam.

PV: Quyền về lao động là một trong những vấn đề chính trong vòng đàm phán cuối cùng của CPTPP trước khi ký kết, ông có thể cho biết đó là gì và tại sao những vấn đề này lại quan trọng?

Ông Chang-Hee Lee: Việt Nam hiện đang rất nỗ lực và tích cực hội

CPTPP là cơ hội đảm bảo việc làm bền vững - Ảnh 1
Ông Chang-Hee Lee, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế ILO Việt Nam

 
nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế. Quyết tâm này được khẳng định bằng việc thông qua Nghị quyết số 6-NQ/TW của Đảng. Điều này không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn cả về mặt xã hội đối với Việt Nam.

Các nhà kinh tế cũng kỳ vọng rằng CPTPP cùng với Hiệp định thương mại tự do (FTA) EU-Việt Nam, sẽ mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho Việt Nam, thông qua việc tăng tính cạnh tranh về giá của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam trên những thị trường chính và đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm, bao gồm cả trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Quan trọng hơn, CTTPP sẽ giúp tạo điều kiện cho cải cách trong nước ở nhiều lĩnh vực và xây dựng môi trường cho nền kinh tế cạnh tranh. Bởi CPTTP cùng với Hiệp định FTA EU-Việt Nam FTA, với đặc điểm là nhấn mạnh nhiều đến quyền lao động, cũng như bảo vệ tính bền vững của môi trường, để đảm bảo rằng tự do thương mại sẽ đóng góp vào phát triển bền vững, đồng thời giúp người lao động và doanh nghiệp cùng được hưởng lợi ích kinh tế một cách công bằng.

Thế giới đã đạt được đồng thuận về các quyền cơ bản. Sự đồng thuận này được quy định rõ trong Tuyên bố của ILO năm 1998 về Các Nguyên tắc và Quyền cơ bản trong Lao động. Chương liên quan đến lao động của CPTPP và Hiệp định FTA EU-Việt Nam FTAnhằm thực thi các quyền này.

Ông có thể cho biết ý nghĩa của chương về lao động trong CPTPP đối với Việt Nam?

Các FTA thế hệ mới yêu cầu tất cả các nước tham gia phải thông qua và duy trì các quyền được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của ILO trong pháp luật, thể chế và thông lệ của họ. Các quyền này được quy định trong 8 công ước cơ bản của ILO, với nền tảng cụ thể như: (1) Tự do liên kết và công nhận hiệu quả quyền thương lượng tập thể (được quy định trong Công ước ILO số 87 và 98); (2) Loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc (Công ước ILO số 29 và 105); (3) Xoá bỏ lao động trẻ em (Công ước ILO số 138 và 182); (4) xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp (Công ước ILO số 100 và 111).

Tất cả các quốc gia thành viên của ILO, bao gồm Việt Nam, đều phải tôn trọng các quyền này. Đây được coi là những quyền được ghi nhận trên toàn thế giới trong xã hội hiện đại.

Trong khi, Chương lao động của CPTTP lại chủ yếu dựa trên Tuyên bố 1998 của ILO. Chương này cũng đưa ra mối liên hệ giữa việc thực hiện Tuyên bố 1998 của ILO với các điều kiện thương mại trong một khuôn khổ thời gian nhất định, bao gồm cả các biện pháp trừng phạt có thể áp dụng.

Với ý nghĩa về thương mại, cần nhấn mạnh rằng Việt Nam nên sử dụng điều này như một cơ hội để hiện đại hoá pháp luật lao động và hệ thống quan hệ lao động trong khung thời gian đã định. 

Theo quan điểm của ILO, Việt Nam đã có những tiến triển như thế nào để chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực hiện chương lao động của CPTPP?

Việt Nam đã công nhận nghĩa vụ này và thực hiện các bước để đáp ứng yêu cầu của CPTPP thông qua quá trình cải cách pháp luật lao động và thể chế hiện đang diễn ra.

Trên thực tế, Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể về khuôn khổ pháp luật lao động trong quá trình tiến tới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa kể từ thời kỳ Đổi mới. Trong những năm gần đây, diện bao phủ của sự bảo vệ về pháp luật đã được mở rộng dần đến người lao động trong nền kinh tế phi chính thức. Đồng thời, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu đã trở thành một quá trình ba bên với sự tham gia của đại diện của Chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động, thông qua Hội đồng Tiền lương Quốc gia.

Tuy nhiên, vẫn còn đó một số tồn tại liên quan đến cơ chế và thực thi chính sách đối với lao động. Thống kê đã có hơn 6.000 cuộc đình công kể từ giữa những năm 1990 và tất cả đều là đình công tự phát, không do công đoàn khởi xướng.

Thực trạng trên là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy người lao động không cảm thấy quyền lợi và mối quan tâm của họ được giải quyết và quy trình xử lý vấn đề không hiệu quả. Tôi tin rằng việc sửa đổi Bộ Luật Lao động và đổi mới hệ thống quan hệ lao động phù hợp với Tuyên bố 1998 của ILO và bối cảnh của Việt Nam chắc chắn sẽ giúp ích cho vấn đề này.

Xin cảm ơn ông!