Giảm nghèo đa chiều cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh


Bằng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp từ 190 hộ nghèo tại 3 huyện: Trà Cú, Cầu Ngang, Cầu Kè thuộc tỉnh Trà Vinh, sử dụng phương pháp hồi quy đa biến, nghiên cứu đã tìm ra được 07 nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều của hộ nghèo tỉnh Trà Vinh gồm: Tiếp cận y tế, tình trạng hộ nghèo, vay vốn, tham gia hội đoàn, nghề nghiệp, khoảng cách từ nhà đến trường, tiếp cận viễn thông. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm nghèo đa chiều cho hộ nghèo tỉnh Trà Vinh thời gian tới.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trong những năm qua, tại Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng, nhiều chính sách, giải pháp giảm nghèo, an sinh xã hội đã được thực hiện và đem lại những cải thiện về thu nhập, mức sống cho người nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương và làm giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo vùng nông thôn. Tuy nhiên, giảm tỷ lệ hộ nghèo vẫn là chỉ tiêu cần tiếp tục phấn đấu, đặc biệt từ khi Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoại 2016-2020”.

Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây

Kết quả nghiên cứu mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình ở Việt Nam của Oxfam và ActionAid (2013) cho thấy, các “mô hình giảm nghèo” tại các vùng miền núi dân tộc thiểu số mang đặc trưng thôn, bản rõ rệt. Các “mô hình giảm nghèo” luôn tự vận động liên tục trong một bối cảnh đang thay đổi rất nhanh. Dựa trên kết quả phân tích về vai trò quan trọng của các yếu tố xã hội ở cấp cộng đồng và chiến lược sinh kế của hộ gia đình đối với các “mô hình giảm nghèo”, nghiên cứu này đưa ra một số đề xuất, thảo luận chính sách, nhằm đẩy mạnh giảm nghèo bền vững ở các cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

Bảng 1: Mô tả cụ thể các biến trong mô hình

Biến số

Diễn giải

Kỳ vọng dấu

Cơ sở chọn biến

Y: Biến phụ thuộc (Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều)

Nghèo đa chiều

+/-

Khảo sát chuyên gia

X1: Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của người nghèo

+/-

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2016) và Oxfam và ActionAid (2013)

X2: Tiếp cận y tế

Dịch vụ Y tế cho người nghèo

+/-

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2016)

X3: Tình trạng hộ

Số người trong hộ

+/-

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2015)

X4: Vay vốn.

Nguồn vốn ngân hàng phục vụ người nghèo

+/-

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2016) và Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh (2015)

X5: Tham gia hội đoàn

Người nghèo tham gia hội đoàn địa phương

+/-

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2016) và kết quả điều tra hộ nghèo (2015)

X6: Lao động

Việc làm của người nghèo

+/-

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2016) và Oxfam và ActionAid (2013)

X7: Nghề nghiệp

Người nghèo có việc ổn định

+/-

Barker (2002); Scoones (1998)

X8: Khoảng cách

Khoảng cách từ nhà đến trạm y tế

+/-

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2016) và khảo sát chuyên gia (2016)

X9: Ðào tạo nghề

Người nghèo được đào tạo nghề

+/-

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2016) và Oxfam và ActionAid (2013)

X10: Nước sạch

Người nghèo tiếp cận nước sạch, an toàn

+/-

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2016) và Oxfam và ActionAid (2013)

X11: Viễn thông

Người nghèo tiếp cận Internet, điện thoại,…mạng xã hội

 

Dương Thùy Linh (2015);Nguyễn Hồng Hà (2017)

 

Trong bài viết về “Triết lý xóa đói, giảm nghèo vì mục tiêu phát triển xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh” đăng trên Tạp chí Lao động xã hội, tác giả Lê Quốc Lý (2015) khẳng định: “Xóa đói, giảm nghèo là một trong những chỉ tiêu, một trong những thước đo vừa mang tính định tính và cả tính định lượng đối với sự đúng đắn của đường lối, chính sách”. Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hà (2017) về các yếu tố tác động đến thu nhập của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh (Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 5/2017), đã tìm ra được 09 yếu tố tác động đến thu nhập của hộ Khmer gồm: Nghề nghiệp của chủ hộ, trình độ học vấn, tỷ lệ phụ thuộc, kinh nghiệm của chủ hộ, diện tích đất, tham gia lễ hội; số nhân khẩu, số hoạt động tạo thu nhập và giới tính chủ hộ.

Phương pháp nghiên cứu

Dựa vào lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu của UNICEF (2015), nhóm tác giả đưa ra khung phân tích bao gồm 07 yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh như sau:

Mô hình hồi quy tuyến tính các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều:

Y = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 … + b7X7 + u

Trong đó: Y: Biến phụ thuộc; Xi: Biến độc lập (I=1-7)

Căn cứ vào khả năng thu thập dữ liệu tại tỉnh, nghiên cứu chọn mẫu = 200 quan sát, phù hợp với công thức Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008).

Kết quả nghiên cứu

Để xác định các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, phương pháp phân tích hồi quy đa biến được sử dụng, kiểm định trung bình tổng thể. Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình, tiến hành kiểm tra thông qua hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF) của các biến đều không thấy đa cộng tuyến.

Bảng 2: Kết quả hồi quy

Coefficientsa

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

t

Sig.

Collinearity Statistics

B

Std. Error

Beta

 

Tolerance

VIF

1

(Constant)

2.214

.368

 

6.017

.000

 

 

 

Trình độ học vấn(X1)

-.052

.129

-.027

-.400

.690

.719

1.391

 

Tiếp cận y tế (X2)

-.281

.132

-.137

-2.131

.034**

.790

1.266

 

Tình trạng hộ (X2)

.609

.090

.412

6.794

.000***

.885

1.130

 

Nhân khẩu (X3)

-.079

.086

-.061

-.924

.357

.756

1.322

 

Vay vốn (X4)

.180

.103

.106

1.742

.083*

.885

1.130

 

Tham gia hội đoàn (X5)

-.291

.101

-.188

-2.897

.004***

.773

1.293

 

Lao động (X6)

-.052

.129

-.027

-.400

.690

.719

1.391

 

Nghề nghiệp (X7)

.067

.033

.122

2.043

.043**

.922

1.085

 

Khoảng cách (X8)

-.177

.087

-.122

-2.029

.044**

.899

1.112

 

Ðào tạo nghề (X9)

.124

.101

.075

1.236

.218

.877

1.140

 

Nước sạch (X10)

.005

.165

.002

.029

.977

.819

1.221

 

Viễn thông (X11)

-.357

.151

-.155

-2.360

.019*

.758

1.319

 

Biến tiếp cận y tế, nghề nghiệp, khoảng cách có giá trị Sig. < 0,05. có tác động đến biến nghèo đa chiều với độ tin cậy 95%; biến tình trạng hộ và tham gia hội đoàn có giá trị Sig. < 0,01 có tương quan với biến nghèo đa chiều với độ tin cậy 99%; Biến vay vốn và viễn thông có mức ý nghĩa Sig. < 0,1, có tác động đến biến nghèo đa chiều với độ tin cậy 90%. Từ kết quả trên cho thấy 07 biến có ý nghĩa.

Bảng 2 cho thấy, nhân tố tình trạng hộ, tham gia hội đoàn có ảnh hưởng mạnh nhất đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ nghèo. Bên cạnh đó, tiếp cận y tế, nghề nghiệp, khoảng cách và viễn thông là các nhân tố ảnh hưởng tiếp theo đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Hàm ý chính sách giảm nghèo thời gian tới

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân nghèo đa chiều của hộ nghèo tỉnh Trà Vinh chịu sự tác động bởi các yếu tố khác nhau. Bên cạnh đó, phân tích thực trạng và kết quả hồi quy, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất, đào tạo nghề để nâng cao thu nhập cho hộ nghèo. Đẩy mạnh tuyên truyền và khuyến khích người Khmer tham gia các lớp đào tạo ngành nghề tại địa phương, để giúp họ tích cực tham gia làm kinh tế, tích cực sáng tạo các hoạt động tạo thu nhập, đặc biệt là các hoạt động phi nông nghiệp (đan, may, tre lát… phù hợp với tín ngưỡng, làng nghề) nhằm phát huy các nguồn lực sẵn có của hộ.

Các trung tâm dạy nghề tại địa phương có đồng bào Khmer sinh sống cần tổ chức các lớp dạy nghề cho người dân tộc, đồng thời có chính sách hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, tổ chức kinh tế hợp tác, doanh nghiệp, chủ trang trại… làm ăn có hiệu quả trên địa bàn, tạo điều kiện cho các đơn vị này tạo thêm ngành nghề, việc làm cho người dân tộc.

Các ban ngành như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ… cần tích cực hỗ trợ cho người nghèo Khmer về phương pháp sản xuất kinh doanh hiệu quả cao bằng các hoạt động tập huấn, chuyển giao tiến bộ công nghệ sản xuất, các hội thảo, nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, tổ chức các cuộc tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài địa phương.

Thứ hai, xây dựng chính sách tín dụng cho hộ nghèo. Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội, cần đẩy mạnh thông tin về các chương trình tín dụng cho hộ nghèo; Thông tin công khai, minh bạch phổ biến đến tất cả người dân có nhu cầu về hình thức vay vốn, lãi suất, thời gian có nhiều ưu đãi, thủ tục đơn giản; Tư vấn thiết lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, giám sát quá trình sử dụng vốn. Duy trì cho vay theo chu kỳ sản xuất, tăng quy mô khoản vay để hộ nghèo có thể tổ chức sản xuất có hiệu quả lâu dài, tránh nguy cơ các khoảng vay chính sách trở thành các khoản cứu trợ. Các quỹ tín dụng vi mô tại địa phương cần hỗ trợ, giúp cho hộ nghèo dễ dàng tiếp cận chính sách hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương.

Thứ ba, xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt tại các địa phương. Cần chú trọng xây dựng hệ thống giao thông, đường xá, cầu cống, điện lưới và nước sạch, đảm bảo cho hộ nghèo có điều kiện thụ hưởng các tiện ích này với giá ưu đãi; Nâng cấp hạ tầng điện thoại, Internet tại vùng đồng bào dân tộc, từ đó giúp họ nắm biết, tìm hiểu về kiến thức hội nhập, ngoại ngữ để tích lũy kiến thức phục vụ sản xuất.  

Thứ tư, chú trọng phát huy các thiết chế văn hóa, tín ngưỡng tại địa bàn nhiều hộ nghèo. Theo đó, phát huy những giá trị văn hóa của Đồng bào dân tộc như: thiết lập các quỹ để bảo tồn, trùng tu di tích, chùa chiềng…phát triển các giá trị văn hóa phi vật thể...

Thứ năm, nâng cấp và xây dựng cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe. Cần chú trọng nâng cấp và xây dựng các cơ sở y tế hiện đại tại vùng đồng bào nghèo sinh sống, trong đó, có thể xây dựng chính sách bảo hiểm y tế đặc thù cho đồng bào dân tộc, trong đó 100% đồng bào dân tộc có bảo hiểm y tế, được tiếp cận nhanh các dịch vụ y tế cơ bản, để bảo vệ sức khỏe của cộng đồng cũng như bảo vệ môi trường tại nơi đồng bào cư trú.   

Tài liệu tham khảo:

  1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015), Thông tư số 14/2018/TT-BLÐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;
  2. Ðặng Nguyên Anh (2015); Nghèo đa chiều ở Việt Nam: Một số vấn đề chính sách và thực tiễn;
  3. Nguyễn Hồng Hà (2017), Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu nhập của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh, Tạp chí nghiên cứu kinh tế; số 5/2017;
  4. Nguyễn Ngọc Sơn (2012) “Chính sách giảm nghèo ở nước ta hiện nay: Thực trạng và định hướng hoàn thiện”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (181), trang 19;
  5. Alkire and Santos (2010), Acute multidimensional poverty: a new index for developing countries. Working paper series...