Hàng tiêu dùng việt “sợ” ASEAN

Theo enternews.vn

Trong khi nhiều ý kiến còn lo ngại và tìm giải pháp làm sao để Việt Nam không là vùng trũng tiêu thụ hàng hóa của ASEAN (với 600 triệu dân) thì một câu hỏi đặt ra là tại sao không đẩy mạnh đưa hàng Việt Nam, nhất là hàng tiêu dùng sang thị trường các nước ASEAN?

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Trong 6 tháng đầu năm 2016, Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng trị giá hàng hoá trao đổi giữa hai nước là 5,64 tỷ USD. Tiếp theo là Malaixia: 3,87 tỷ USD và Singapore: 3,63 tỷ USD…

Từ chuyện hàng Việt “xâm nhập” thị trường Thái Lan

2 tuần trước, vào khoảng giữa tháng 8, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thái Lan, Đại sứ quán Việt Nam tại Bankok phối hợp với Hội đồng Thương mại Thái Lan – Việt Nam tổ chức một hội chợ hàng Việt tại Thái Lan với những sản phẩm: Cà phê, đồ điện dân dụng, khóa Việt Tiệp, đèn Điện Quang, bia Sài Gòn…

Dù hội chợ không phải thường niên và mang đậm chất “ngoại giao” song nó cũng là một phép thử thị trường đối với hàng Việt trên đất Thái Lan. Điều ngạc nghiên đối với những doanh nghiệp đi dự hội chợ “ngoại giao” này là họ không nghĩ hàng Việt lại được người Thái ưa chuộng đến vậy.

Gian hàng của Điện Quang là một ví dụ. Các sản phẩm của doanh nghiệp này như: bóng đèn LED, ổ cắm điện, phích đun nước siêu tốc… được khách hàng mua nhiều và hỏi han rất nhiều.

Các sản phẩm này của Điện Quang mang sang Hội chợ bán hết trong một buổi, trong khi nhu cầu của khách hàng vẫn còn rất lớn, thậm chí nhiều khách hàng khi biết đã hết hàng còn hỏi công ty có đại lý ở Thái Lan không để họ tìm mua.

Dù đây không phải là lần đầu tiên tham dự một Hội chợ thương mại ở Thái Lan, song đại diện doanh nghiệp này tỏ ra rất phấn khởi trước tín hiệu thị trường rất khả quan.

Phó Tổng Giám đốc Công ty Điện Quang – Nguyễn Thái Nga cho biết, Công ty Điện Quang đã ký được hợp đồng cung cấp thiết bị cho dự án sửa chữa, nâng cấp các công trình của tập đoàn Central Group ở Việt Nam. “Tới đây, chúng tôi sẽ lên kế hoạch đưa hàng sang Thái Lan bán” – bà Nga nói.

Nhiều dự án nông sản, cà phê… cho biết, dù ở gần Thái Lan nhưng hầu như thông tin về nhu cầu thị trường này họ nắm bắt vẫn rất mù mờ, ít ỏi và chỉ biết nhu cầu của thị trường thông qua các hội chợ.

Bản thân ông Nguyễn Cẩm Tú – Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng thừa nhận rằng hàng hóa Việt Nam có chất lượng tốt và đa dạng, nhưng hiểu biết của người Việt Nam đối với thị trường Thái Lan còn chưa sâu sắc. Vì thế sự hiện diện của hàng Việt Nam tại Thái Lan còn hạn chế.

Thậm chí, có dự án còn nói rằng họ không tự tin khi mang hàng sang Thái Lan tiếp thị bởi suy nghĩ mình có sản phẩm gì họ cũng có sản phẩm đó, cái gì của họ cũng được đánh giá tốt, nên nghĩ rằng mang hàng sang sẽ khó cạnh tranh.

“Khi sang đây mới thấy rằng suy nghĩ đó là sai bởi người Thái rất cá tính và luôn tìm sự đổi mới, ngay cả trong tiêu dùng họ cũng ít khi theo một “gu” nhất định” – Đại diện DN này chia sẻ.

Đến việc “bỏ ngỏ” hàng tiêu dùng sang ASEAN

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong nửa đầu năm 2016 đạt 8,08 tỷ USD, giảm 12,8% so với cùng kỳ của một năm trước đó và chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Điều đáng nói là các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu và làm nên tên tuổi của các thương hiệu Việt Nam tại thị trường ASEAN nói chung và Thái Lan nói riêng lại là điện thoại các loại và linh kiện và máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện với trị giá chiếm xấp xỉ 22,7% tổng kim ngạch hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.

Tù câu chuyện đưa hàng sang thị trường Thái Lan ở trên và tham khảo những số liệu của Hải quan đã chỉ ra một điều rằng, dường như các dự án Việt Nam vẫn chưa chú trọng đưa các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu vốn là thế mạnh của mình sang thị trường các nước ASEAN.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, hàng hóa từ các nước ASEAN vào Việt Nam rất đa dạng và phong phú, từ hàng hóa máy móc, công nghiệp đến cây kim, sợi chỉ, đặc biệt là hàng của Thái Lan đang “làm mưa, làm gió” trên thị trường Việt Nam.

Hiện nay, có một lợi thế rất lớn là AEC đã hình thành, hàng hóa của các nước ASEAN có thể tự do dịch chuyển khắp 10 nước ASEAN mà không phải chịu rào cản nào thì việc dự án Việt Nam còn chưa coi trọng thị trường này là một sự phí phạm rất lớn.

Hơn nữa, về nguyên tắc thị trường, hàng hóa ASEAN tự do di chuyển và không ai được phép ngăn cản, vì vậy, các cơ quan XTTM, đặc biệt là Bộ Công Thương cần có những chỉ dẫn, hỗ trợ cụ thể hơn nữa đối với các dự án Việt Nam nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, chủ động đưa hàng tiêu dùng Việt Nam sang các nước ASEAN, bởi tấn công chính là đòn phòng thủ tốt nhất trong mọi lĩnh vực.

Đây là cách không chỉ giữ vững được thị phần của mình ngay tại sân nhà mà nó còn giúp mở rộng thị phần ra các nước, giúp cho hàng hóa Việt Nam có cơ hội phát triển bền vững trong khi người lao động tiếp tục được đảm bảo công ăn việc làm lâu dài.