Kinh tế vĩ mô tiếp tục diễn biến theo hướng tích cực

PV.

Thông qua các biện pháp tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính; đẩy mạnh cải cách hành chính; quản lý giá cả, đầu tư; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính... tình hình kinh tế cả nước đã được kiểm soát chặt chẽ, đang trên đà phục hồi và tăng trưởng chắc chắn.

 Kinh tế cả nước đang trên đà hồi phục. Nguồn ảnh: internet
Kinh tế cả nước đang trên đà hồi phục. Nguồn ảnh: internet

Số liệu thống kê tình hình kinh tế trong tháng 10/2015cho thấy:

- Tình hình kinh tế chung:

+ Kinh tế toàn cầu 10 tháng đầu năm 2015: tiếp tục được cải thiện nhờ giá dầu ở mức thấp, đặc biệt là các nền kinh tế thuộc khu vực đồng tiền chung Châu Âu, Nhật Bản, kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc có mức độ phục hồi chậm, kinh tế Nga, Brazil và một số nền kinh tế đang phát triển khác vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn.

+ Kinh tế Viêt Nam 10 tháng đầu năm 2015: chỉ số lạm phát thấp, cầu nội địa phục hồi, vốn đầu tư toàn xã hội và giải ngân vốn FDI vẫn ở mức khá, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng cao so cùng kỳ, hàng tồn kho tiếp tục xu hướng giảm. Kinh tế đang trên đà phục hồi và tăng trưởng.

- Chỉ số giá cả:

+ Trên thế giới: Giá cả hàng hoá tiếp tục diễn biến theo xu hướng giảm, đặc biệt là các nhóm dầu thô, kim loại và nông nghiệp.Tính riêng trong tháng 9/2015, chỉ số giá cả hàng hóa thế giới giảm 39% so với cùng kỳ năm 2014. Riêng giá dầu thế giới trong tháng 10/2015 diễn biến theo xu hướng tăng so với tháng trước.

+ Tại Việt Nam: Tính đến 21/10/2015, giá dầu WTI và Brent bình quân tháng 10/2015 là 46,88 USD/thùng và 49,12 USD/thùng, cùng tăng 3,1% so với tháng 9/2015.CPI tháng 10/2015 tăng 0,11% so với tháng 9/2015. Như vậy, sau 2 tháng 8-9/2015 có CPI giảm, CPI tháng 10 tăng trở lại; mức tăng CPI tháng 10/2015 bằng với tháng cùng kỳ năm 2014 nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ một số năm gần đây (Tháng 10/2014 tăng 0,11%, 2013 tăng 0,49%, 2012 tăng 0,85%, 2011 tăng 0,36%, 2010 tăng 1,05%, 2009 tăng 0,37%).

- Tỷ giá VND/USD có xu hướng giảm trên cả thị trường chính thức và thị trường tự do. Trong tháng 10, tỷ giá trung bình ở các NHTM là là 22.352 VND/USD, giảm 0,5% so với tháng trước; tỷ giá trên thị trường tự do là 22.339 VND/USD, giảm 1,0% so với tháng trước (tính đến 25/10).

- Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng đầu năm 2015 tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức tăng 7,2% của cùng kỳ năm 2014) nhờ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo liên tục duy trì mức tăng trưởng tốt.

- Nhập khẩu tiếp tục tăng cao (tăng 14,3% so cùng kỳ 2014) trong khi xuất khẩu chững lại (tăng 8,5% so với cùng kỳ 2014, trong khi đó 10/2014 tăng 14,2%), dẫn đến nhập siêu 10 tháng ước khoảng 4,3 tỷ USD.

- Trong 10 tháng đầu năm 2015, thu hút và giải ngân FDI đều tăng mạnh, đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2015. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài đến tháng 10 đạt 19,29 tỷ USD (tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2014). Vốn FDI thực hiện cũng tăng mạnh ở mức 16,3% so với cùng kỳ năm 2014 (ước tính đạt 11,8 tỷ USD). Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN đạt 173,3 nghìn tỷ đồng, bằng 82,3% kế hoạch năm và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2014.

- Thị trường chứng khoán toàn cầu nhìn chung có xu hướng tăng điểm trong tháng 10, phản ánh tâm lý lạc quan của các nhà đầu tư về triển vọng tăng trưởng khi chính sách tiền tệ và tài khóa tiếp tục được nới lỏng ở nhiều quốc gia và khu vực. Ở Việt Nam cũng vậy, tính đến ngày 25/10/2015: Chỉ số VnIndex đạt mức 601,74 điểm tăng 10,2% so với cuối năm 2014 (31/12/2014); mức vốn hoá toàn thị trường là khoảng 1,33 triệu tỷ đồng (ước đạt 34% GDP năm 2014), tăng gần 8% so với tháng 9/2015.

Trên hầu hết các linh vực, các chỉ số dù tăng chậm rãi nhưng đều cho thấy dấu hiệu tốt lên một cách vững vàng, đặc biệt là chỉ số về thị trường, các diễn biến đều theo chiều hướng tích cực (cả thu - chi và huy động vốn).

Điều hành NSNN của Chính phủ và ngành Tài chính rất nhanh chóng, kịp thời, nhạy bén, góp phần điều tiết nền kinh tế một cách tích cực, tạo đà cho các tháng cuối năm còn lại.