Nâng tầm ngành công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô trong nước
Sau gần 20 xây dựng và phát triển, đến nay, công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô Việt Nam vẫn còn kém phát triển còn yếu cả về số lượng, năng lực, số lượng chủng loại và chất lượng sản phẩm… Các linh kiện lắp ráp ôtô tại Việt Nam chủ yếu vẫn dựa vào nhập khẩu. Để nâng cao năng lực cạnh tranh đối với công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam cần chú trọng đồng bộ các giải pháp.
Năng lực sản xuất của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam còn thấp
Hiện nay, trong nước mới chỉ một vài nhà cung cấp có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. So với Thái Lan, số lượng nhà cung cấp của Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô vẫn còn rất ít. Thái Lan có gần 700 nhà cung cấp cấp 1, nhưng Việt Nam chỉ có chưa đến con số 100. Thái Lan có khoảng 1.700 nhà cung cấp cấp 2, 3, trong khi Việt Nam chỉ có chưa đến 150. Phụ tùng linh kiện ô tô hiện đang sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các phụ tùng thâm dụng lao động, công nghệ giản đơn, như kính, săm…
Để phục vụ lắp ráp trong nước, trong giai đoạn 2010-2016, Việt Nam đã nhập khẩu các loại phụ tùng, linh kiện khác nhau, với tổng giá trị nhâp khẩu bình quân mỗi năm khoảng 2 tỷ USD, chủ yếu từ Nhật Bản (23%), Trung Quốc (23%), Hàn Quốc (16%) và Thái Lan (16%). Mặc dù chưa phát triển, nhưng xuất khẩu phụ tùng linh kiện ô tô của Việt Nam thời gian gần đây cũng đạt được mức tăng trưởng bình quân 18% giai đoạn 2010-2016. Giá trị xuất khẩu đã tăng từ 0,7 tỷ USD năm 2010 lên 3,5 tỷ USD năm 2016. Phụ tùng xuất khẩu chủ yếu là cụm dây diện (HS8544), chiếm trên 50% và thị trường chủ yếu là Nhật Bản (50%) và Hoa Kỳ (13%). Phụ tùng xuất khẩu lớn thứ hai là linh kiện hộp số (HS870840) chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu phụ tùng, linh kiện ô tô, và điểm đến chủ yếu là Nhật Bản, Mexico, và Trung Quốc.
Các chủng loại xe tải, xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đạt mục tiêu đề ra đáp ứng về cơ bản thị trường nội địa (xe tải đến 07 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa trung bình 55%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 20% đến 50%). Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân dưới 9 chỗ ngồi còn thấp (mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%).
Sau gần 20 xây dựng và phát triển, đến nay, công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô Việt Nam vẫn còn kém phát triển cả về số lượng, năng lực, số lượng chủng loại và chất lượng sản phẩm… Các dựa vào nhập khẩu.
Theo Bộ Công Thương, tính đến nay, cả nước mới chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp (DN) công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô. Bình quân mỗi DN lắp ráp ô tô tại Việt Nam có 2 nhà sản xuất linh kiện phụ trợ cho mình. Hơn 90% các DN cung cấp linh kiện ô tô tại Việt Nam là các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi, mới chỉ có một số DN trong nước tham gia vào mạng lưới cung ứng cho sản xuất, lắp ráp ô tô. Trong khi để làm ra một chiếc ô tô, phải cần từ 30.000 - 40.000 chi tiết, linh kiện.
Thực tế trên cho thấy, năng lực sản xuất của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam còn nhiều hạn chế, thể hiện rõ qua 3 yếu tố chính đó là vốn, công nghệ, và kinh nghiệm. Kết quả là chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm, giá và tiến độ giao hàng. Hơn nữa, Việt Nam chưa có đầy đủ hạ tầng cần thiết để phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô, từ đó, gây trở ngại cho các nhà sản xuất sản phẩm hỗ trợ toàn cầu muốn đầu tư hoặc liên kết đầu tư. Các yếu tố khác bất lợi cho công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam là tình trạng thiếu nguyên liệu, công nghệ khuôn mẫu kém phát triển...
"Tăng tốc" cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
Trước thực trạng năng lực sản xuất của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam còn thấp, để thúc đẩy các DN công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô phát triển vững chắc, cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, cụ thể:
Thứ nhất, cải thiện cơ sở hạ tầng. Việc cải thiện cơ sở hạ tầng bao gồm việc mở rộng hệ thống đường giao thông, xây dựng các điểm đỗ xe, quy hoạch lại giao thông nhất là ở các thành phố lớn.
Thứ hai, có chính sách nhất quán, rõ ràng đối với thị trường ô tô. Hiện nay, mặc dù có nhiều cơ quan nhà nước cùng tham gia hoạch định chính sách cho ngành ô tô Việt Nam, nhưng các cơ quan này thường trong tình trạng mâu thuẫn về phương hướng phát triển. Chính phủ cần thể hiện quyết tâm phát triển thị trường để phát triển công nghiệp ô tô, theo đó các cơ quan nhà nước phải thực hiện theo đúng chủ trương đó. Sự mâu thuẫn giữa các cơ quan nhà nước ảnh hưởng tiêu cực đến ngành ô tô, các chính sách thường mang tính cục bộ dựa trên quan điểm của cơ quan ban hành. Cần có một cơ quan thống nhất để phát triển ngành ô tô.
Thứ ba, điều chỉnh các chính sách về thuế và phí để giúp các DN giảm chi phí, dẫn đến giảm giá xe, người dân có nhiều cơ hội để sở hữu ô tô. Song song với chính sách mở rộng phát triển cần có những chính sách bảo vệ thị trường trước sự phát triển nhanh chóng của xe nhập khẩu. Cần kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc quản lý xe nhập khẩu, nhất là hạn chế gian lận thương mại. Tăng cường nghiệp vụ cho cơ quan hải quan trong việc định giá xe ô tô nhập khẩu. Đối với xe cũ nhập khẩu xây dựng những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời rà soát lại biểu thuế nhập khẩu xe cũ...
Theo thống kê các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô có khoảng 30.000 danh mục với các yêu cầu khác nhau về kỹ thuật sản xuất và công nghệ. Vì vậy, cần xây dựng danh mục các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô, từ đó, giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các công ty có sự nhìn nhận rõ ràng về công nghiệp hỗ trợ ô tô, khắc phục được nhận thức mơ hồ về công nghiệp hỗ trợ như đồng nhất việc phát triển công nghiệp hỗ trợ với nâng cao tỷ lệ nội địa. Việc xây dựng danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ bao gồm cả việc đánh giá mức độ công nghệ hay hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm để từ đó có thể định vị Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu đối với quá trình sản xuất ô tô.
Bên cạnh đó, hỗ trợ việc nghiên cứu ứng dụng sản phẩm, thành lập các trung tâm nghiên cứu ứng dụng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô. Các trung tâm này có thể do nhà nước đầu tư có sự liên kết chặt chẽ với các công ty lắp ráp và các nhà cung cấp hàng đầu thế giới, hoặc do các công ty đầu tư với sự trợ giúp của Chính phủ. Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc thành lập các trung tâm nghiên cứu từ nguồn vốn ngân sách hoặc hỗ trợ DN dựa trên chi phí đầu tư vào nghiên cứu, phát triển có thể hữu ích cho Việt Nam. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế làm căn cứ cho việc định hướng phát triển. Việc này một mặt nhằm tăng khả năng công nghệ cho ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo tiền đề để xúc tiến xuất khẩu, còn nhằm ngăn chặn nguy cơ xuất hiện các sản phẩm kém chất lượng ảnh hưởng tới sự phát