Một số phân tích thực chứng về chính sách giảm nghèo tại Việt Nam

NCS. Nguyễn Việt Hoàng

Cùng với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ Việt Nam đã và đang tập trung đầu tư giải quyết vấn đề đói nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Với mục tiêu nhằm giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo ở nước ta, hàng loạt các chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo được thực hiện và đã thu được những kết quả khả quan trong việc giảm tỷ lệ các hộ đói nghèo.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sau năm 2000, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, quá hình xóa đói giảm nghèo (XĐGN) ở Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể. Nếu như năm 1998 tỷ lệ đói nghèo bình quân là 37,4% (thành thị là 9%, nông thôn là 44,9%) thì năm 2012, tỷ lệ đói nghèo đã giảm xuống còn 11,1% (thành phố còn 4,3% và nông thôn là 14,1%), năm 2014 tỷ lệ này còn 8,4%.

Tác dụng của các chính sách xóa đói giảm nghèo

Về mặt lý thuyết, mỗi chính sách XĐGN đều nhằm cụ thể những mục tiêu riêng, hỗ trợ một khu vực riêng, một đối tượng hay nhóm nhỏ đối tượng nào đó, tuy nhiên, đều có những điểm chung là giải quyết nguyên nhân dẫn đến gia tăng đói nghèo, cải thiện môi trường, trợ giúp dân thoát nghèo, từ đó giảm tỷ lệ nghèo đói.

Góc nhìn vĩ mô: Chính sách XDGN với sự giảm nghèo của khu vực
Với góc nhìn vĩ mô, chính sách XĐGN thông thường đều xuất phát từ 2 mặt chính để thực hiện. Đó là giải quyết hoàn cảnh đói nghèo và giải quyết nguyên nhân đói nghèo.

Thứ nhất, mũi nhọn của các chính sách là giải quyết nguyên nhân đói nghèo. Tại Việt Nam, nói đến việc XĐGN thì đơn vị chủ lực là Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (Ngân hàng CSXH). Với Ngân hàng CSXH thì trọng tâm số một của việc giải quyết nghèo đói nằm ở việc giúp người nghèo tiếp cận được nguồn vốn mà bấy lâu nay họ thiếu hoặc không có. Người nghèo, thông thường không có, tài sản đủ để thế chấp cho các NHTM vay vốn.

Ngân hàng CSXH, có thể giải quyết 1 phần nào đó nhu cầu về vốn cho người nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, dần thoát nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh đó luôn cần những chính sách khác bổ trợ đi kèm mới có thể đạt được hiệu quả cao hơn như: Chính sách bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ giá trợ cước, giao đất giao rừng, dạy nghề cho người nghèo….

Thứ hai, các chính sách giải quyết hoàn cảnh đói nghèo (như: Chính sách hỗ trợ giải quyết nhà vệ sinh ở nông thôn, điện đường trường trạm…). Những chính sách này cũng xuất phát từ việc cải thiện hoàn cảnh môi trường sinh hoạt cho người nghèo, một mặt giúp cho họ luôn nằm trong sự phát triển của xã hội, không bị lạc hậu; mặt khác, cải thiện được nhận thức thoát nghèo của họ, giải thoát tâm lý chấp nhận hoàn cảnh.

Góc nhìn vi mô: Sự khác biệt khu vực hay nhóm cá thể trong hiệu quả giảm nghèo.

Các khu vực khác nhau thì hiệu quả các chính sách XĐGN có thể sẽ khác nhau, bởi điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, mức sống, sự phát triển của thị trường khác nhau sẽ dẫn đến điều kiện kinh tế khác nhau. Đại đa số các chính sách XĐGN đều nhằm giải quyết trọng tâm một vấn đề về nguyên nhân nghèo đói, hoặc giải quyết một phương diện nào đó của hoàn cảnh đói nghèo. Tuy nhiên, có thể tại một địa phương nào đó thì chính sách đó có những kết quả rõ rệt nhưng ở địa phương khác có thể sẽ không mang lại kết quả mong muốn.

Cùng một khu vực thì hiệu quả 1 chính sách cũng có thể có sự khác biệt đối với các cá nhân hay tập thể người khác nhau. Bản thân nhóm người nghèo khác nhau cũng tồn tại sự khác biệt về ý tưởng hay những vấn đề đặc trưng, bởi sự tiếp nhận cái mới, cái tích cực từ một chính sách khác nhau, thái độ phản kháng trước một vấn đề khó khăn khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau về hiệu quả của các chính sách trong một khu vực nhất định.

Một số phân tích thực chứng về chính sách giảm nghèo tại Việt Nam - Ảnh 1
Nói tóm lại với mọi chính sách XĐGN, bất kể nhằm mục đích giải quyết nguyên nhân nghèo đói, hay cải thiện môi trường sống người nghèo thì dưới góc nhìn vĩ mô sẽ phải giảm được tỷ lệ và số lượng đói nghèo, dưới góc độ vi mô có thể sẽ tồn tại sự khác biệt về hiệu quả.

Thực tế hiệu quả các chính sách giảm nghèo

Từ tài liệu “Điều tra tiêu chuẩn mức sống của các hộ gia đình Việt Nam” cùng một số các tài liệu liên quan có thể thấy, những năm gần đây Việt Nam đầu tư rất lớn cả về vật lực lẫn tài lực để tiến hành hàng loạt các chính sách giảm nghèo. Các hạng mục có thể xếp thành 5 loại:
Một là, các chính sách liên quan y tế bảo hiểm, dưỡng lão như miễn bảo hiểm y tế với người nghèo, chính sách giúp người già, neo đơn.
Hai là, chính sách liên quan giáo dục cho người nghèo: miễn giảm học phí, học bổng, cho học sinh, sinh viên vay vốn.

Ba là, giải quyết các vấn đề cơ bản thiết yếu như cấp đất sản xuất, cấp nhà ở, nước sinh hoạt.

Bốn là, các vấn đề liên quan trực tiếp tới nông nghiệp như cấp giống, phân bón thuốc trừ sâu…

Năm là, các hạng mục khác như ưu đãi vay vốn, hỗ trợ đóng tàu cá, nuôi trồng thủy sản…

Qua việc thực hiện các chính sách giảm nghèo, các gia đình hưởng lợi từ chính sách tăng ổn định từ mức 24,6% năm 2009 lên 27,7% năm 2012 và 30% năm 2014. Với hàng loạt các chính sách, chương trình hạng mục tác động, tỷ lệ đói nghèo cả nông thôn thành thị đã thu được kết quả tương đối. Có thể thấy, năm 2002 tỷ lệ đói nghèo cả nước tới 28,9%, trong đó thành thị là 6,6%, nông thôn tới 35,6%. Qua hơn 10 năm triển khai hàng loạt các biện pháp, tỷ lệ này năm 2014 giảm xuống còn 8,4% trên toàn quốc.

Tuy nhiên, nếu xem xét vấn đề khoảng cách giàu nghèo thì kết quả thu được không thực sự rõ nét. Năm 2008, hệ số gini toàn quốc là 0,434 tức là khoảng cách thu nhập giàu nghèo tương đối lớn. Qua 5 năm, đến năm 2012 hệ số này vẫn tương đối cao là 0,424, tức là tỷ lệ giảm được không đáng kể và năm 2014 hệ số này là 0,434. Tuy nhiên, mức khác biệt ở thành phố được đẩy lùi nhanh hơn.

Phân tích thực chứng chính sách giảm nghèo và sự giảm nghèo

Qua các nội dung nêu trên có thể thấy, bước vào thế kỷ XXI với hàng loạt các chính sách, hạng mục, chương trình của Chính phủ thì công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, kết quả thu được này có thực sự là chỉ xuất phát từ các chính sách giảm nghèo, hay từ các nhân tố khác, cần có những số liệu khoa học chứng minh.

Nghiên cứu lấy số liệu phân tích chủ yếu từ năm 2009 đến 2014 với nguồn “Điều tra tiêu chuẩn mức sống của các hộ gia đình Việt Nam” (Tổng cục thống kê) và một số tài liệu liên quan.

Lựa chọn biến

Qua những so sánh ở trên, từ góc độ vĩ mô việc giảm nghèo đã đạt những kết quả nhất định, từ góc độ vi mô đã thấy được sự khác biệt khu vực và cá thể của hiệu quả giảm nghèo.

Kết hợp số liệu thống kê có sẵn và số liệu điều tra tác giả lựa chọn như sau: i) Xét tới hiệu quả tồn tại của chính sách giảm nghèo; ii) Xét tới sự ảnh hưởng của việc có nhiều chính sách, bởi phân tích thực chứng không thể đưa được mọi chính sách vào phương trình mà chỉ chọn những chính sách đại biểu, ảnh hưởng lớn tới nghiên cứu như cho vay ưu đãi, giáo dục, hỗ trợ việc làm. 3 chỉ tiêu để nghiên cứu, cụ thể như sau:

Một số phân tích thực chứng về chính sách giảm nghèo tại Việt Nam - Ảnh 2
Số liệu được sử dụng là số liệu của 6 khu vực trên cả nước từ năm 2009-2014; Dùng số liệu hỗn hợp (panel data) để phân tích hồi quy ra kết quả kiểm nghiệm của hiệu quả chính sách.

Mô hình

Căn cứ phương pháp đo lường hồi quy kiểm nghiệm, cùng với các số liệu nghiên cứu đặc trưng, dùng phần mềm EVIEW 7.2 kiểm nghiệm và kết quả được biểu hiện tại bảng 3.

Một số phân tích thực chứng về chính sách giảm nghèo tại Việt Nam - Ảnh 3

Kết quả cho thấy, thông qua kiểm định LR  hiệu ứng hỗn hợp hơn hiệu ứng cố định. Thông qua kiểm định LM hiệu ứng hỗn hợp hơn hiệu ứng ngẫu nhiên. Thông qua kiểm định HUASMAN hiệu ứng ngẫu nhiên hơn hiệu ứng cố định. Tổng hợp 3 loại mô hình có thể thấy, hiệu ứng hỗn hợp là có số liệu căn cứ cơ bản phù hợp nhất với mô hình nghiên cứu.

Một số phân tích thực chứng về chính sách giảm nghèo tại Việt Nam - Ảnh 4
Kết quả nghiên cứu

Thứ nhất, biến chính sách cho vay của t thống kê lượng rất nhỏ (trị giá prob là 0.00) thể hiện rằng, tín dụng cho người nghèo là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu. Hơn nữa, chính sách tín dụng hệ số là -0,526 cũng cho thấy, với các nhân tố khác không đổi, chính sách tín dụng thêm một đơn vị thì sẽ làm giảm thiểu  0,526 đơn vị.

Dựa vào chỉ tiêu biến lượng và số liệu thuyết minh có thể giải thích như sau: Có thể tiếp xúc ưu đãi tín dụng cho người nghèo ảnh hưởng tới tỷ lệ nghèo rất lớn, không xét tới các nhân tố ảnh hưởng khác. Với 1% đơn vị được tham gia tín dụng ưu đãi cho người nghèo sẽ làm giảm được 0,526 % gia đình nghèo.

Thứ hai, với biến chính sách giáo dục của kiểm định t cực nhỏ (prob là 0.00) thì chính sách giáo dục cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới mức độ nghèo. Với hệ số - 0,25 với điều kiện các yếu tố khác không đổi thì chính sách giáo dục tăng một đơn vị sẽ làm mức độ nghèo giảm 0,25 đơn vị.

Thứ ba, tương tự như 2 biến trên, với kiểm định t cực nhỏ (Prob nhận 0.00) chứng tỏ chính sách hỗ trợ việc làm có ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ giảm nghèo. Với chính sách hỗ trợ việc làm hệ số là -0,911 tương quan với các nhân tố khác không ảnh hưởng thì chính sách hỗ trợ việc làm tăng 1 đơn vị sẽ làm giảm 0,911 đơn vị nghèo.

Ba hệ số của biến giải thích đều là số âm. Tuy nhiên biến 3 có số ảnh hưởng lớn hơn, điều này có thể giải thích được, bởi vì hỗ trợ việc làm trực tiếp giúp người thất nghiệp cơ hội nâng cao thu nhập, trong ngắn hạn đã nâng cao thu nhập, khác với 2 chính sách ở trên, cũng có thể giúp người nghèo nâng cao thu nhập hoặc làm giảm chi phí nhưng hiệu quả nhận được chỉ trong ngắn hạn.

Kết luận và ý kiến đề xuất

Thông qua phân tích và thực chứng nghiên cứu cơ chế chính sách giảm nghèo có thể thấy rõ các kết quả: (1) Kết quả giảm nghèo biểu hiện ở 2 khía cạnh: tỷ lệ hộ nghèo giảm, khoảng cách giàu nghèo ở thành thị giảm. (2) Nhìn chung, các chính sách giảm nghèo đạt được những kết quả nhất định, các chính sách khác nhau sẽ có những kết quả khác nhau.

Với chính sách XĐGN, nên lấy nông thôn làm đối tượng chính để giải quyết, bởi với Việt Nam, tỷ lệ giảm nghèo giữa thành thị và nông thôn không đều, thậm chí có vùng nông thôn tỷ lệ nghèo lại tăng cao. Việc phân khu vực, phân thời hạn với từng chính sách khác nhau cho phù hợp với đối tượng mới có thể đạt kết quả cao bởi theo nghiên cứu thì tác dụng của chính sách với các đối tượng khác nhau, khu vực khác nhau, dân tộc khác nhau thì hiệu quả cũng khác nhau.

Tài liệu tham khảo:

1. “Điều tra tiêu chuẩn mức sống của các hộ gia đình Việt Nam”, Tổng cục Thống kê;

2. Adelman,1.,On the State of Development Economics[J].Journal of Development Economics,vol.l,1974;

3.Adelman,1.,Redistribution before Growth-A Strategy for Developing Countries[R],Martinus Nijihof: The Hague,1978;

4. Adelman, I. and C.T. Morris, Economic Growth and Social Equity in Developing Countries[M].Stanford University Press,1973;

5. Chenery. H. B. and M. Ahluwhalia, Redistribution with Growth[M].Oxford:Oxford University Press.1974.