Thấy gì từ hoạt động quản lý vốn của các doanh nghiệp niêm yết

TS. PHAN THị HằNG NGA - Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan

Quản lý vốn lưu động là sự kết hợp của quản lý và sử dụng nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, nghiên cứu mối quan hệ của quản lý vốn lưu động và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam là việc làm có ý nghĩa và cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động trong thời gian tới.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tổng quan về các nghiên cứu

Các nghiên cứu trước đây cho rằng, quản lý vốn lưu động có mối quan hệ với lợi nhuận, quản lý tốt tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu… thì ảnh hưởng tốt đến lợi nhuận: Tín dụng thương mại, khoản phải trả ngắn hạn, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, kỳ thu tiền bình quân.

Nghiên cứu của Wilner (2000) tại Mỹ cho thấy chính sách tín dụng đối với khách có quan hệ đồng biến với lợi nhuận của doanh nghiệp (DN).

Nghiên cứu của Deloof (2003) đã phát hiện ra thông qua các số liệu thống kê từ Ngân hàng quốc gia Bỉ năm 1997 là các khoản phải trả, khoản phải thu và hàng tồn kho có quan hệ đồng biến với lợi nhuận của DN.

Nghiên cứu của Wilson (2000) tại các DN Vương quốc Anh cho thấy, ba thành phần khác nhau của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (khoản phải trả, các khoản phải thu và hàng tồn kho) cũng có thể được quản lý theo những cách khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận hoặc tăng cường sự phát triển của một công ty…

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu

Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này đã được tập hợp và thu thập từ 244 DN niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX) và Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) giai đoạn 2009-2013

Xây dựng mô hình nghiên cứu

Dựa vào mô hình nghiên cứu của Wilner (2000), Deloof (2003), Wilson (2000), Pike và Cheng (2001) nhóm tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu như sau:

Y = ß0+ ß1(FIXED FA) + ß2(FIN DEBT)+ ß3(INV) + ß4(A/P) + ß5 (A/R) + ß6(CCC) +ξ

Trong đó, biến phụ thuộc là lợi nhuận của DN (Y) và biến độc lập là các yếu tố tác động đến lợi nhuận gồm: Số ngày các khoản phải thu (A/R) được xác định bằng cách lấy (các khoản phải thu/bán hàng) * 365; kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) được xác định bằng cách lấy (hàng tồn kho/giá vốn hàng bán) * 365; Số ngày các khoản phải trả (A/P) được xác định bằng cách lấy (khoản phải trả/giá vốn hàng bán) * 365; Tỷ lệ tài sản cố định tài chính (FIXED FA) được xác định bằng cách lấy (tài sản cố định tài chính/tổng tài sản). Tài sản cố định tài chính được tính vốn chủ sở hữu + đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn; Tỷ lệ nợ tài chính (FIN DEBT) được xác định bằng cách lấy (vay ngắn hạn + các khoản vay dài hạn)/tổng tài sản; Tổng lãi được xác định bằng cách lấy doanh thu bán hàng – giá vốn hàng bán)/(tổng tài sản - tài sản tài chính).

Ước lượng mô hình hồi quy trên, bài viết sử dụng phương pháp hồi quy phổ biến để phân tích với dữ liệu dạng bảng là OLS.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu

Tác giả sử dụng hàm corr trong phần mềm Stata 11 để phân tích tương quan giữa các biến đã đề cập ở trên. Kết quả cho thấy, các biến có hệ số tương quan đều trong giới hạn cho phép (-0.5<><0.5)> <0.5)>

Sau đó, tiếp tục kiểm định dữ liệu có vi phạm hiện tượng tự tương quan hay không, sử dụng hàm estat dwatson để xác định giá trị của d, kết quả cho thấy d= 1,98. Như vậy, có thể kết luận mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Điều này có ý nghĩa là mô hình hồi quy không vi phạm giả định về tính độc lập của sai số.

Biểu đồ tần suất của phần dư chuẩn hóa cho thấy, phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình = 0 và độ lệch chuẩn Std.Dev.=0.1). Do đó có thể kết luận rằng giả định về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Kết quả nghiên cứu

Kết quả thống kế các biến trong mô hình

Qua số liệu bảng trên cho thấy, kết quả thống kê mô tả các biến thu thập, cụ thể: Tổng số quan sát n = 644. Trung bình 16,8% tổng tài sản là tài sản tài chính. Thời gian cấp tín dụng cho khách hàng của các DN niêm yết dao động ở 148 ngày (trung bình 130 ngày), trong khi đó thời gian trả nợ của các DN là 96 ngày (trung bình 73 ngày). Hàng tồn kho mất khoảng 136 ngày để được bán (trung bình 104 ngày). Nhìn chung, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt trung bình dao động trong khoảng 188 ngày (trung bình 165 ngày).

Kết quả hồi quy

Kết quả hồi quy cho thấy, có 06 nhân tố có mối liên hệ tuyến tính đến lợi nhuận của các DN niêm yết với mức ý nghĩa p <0.05, giá="" trị="" r2="" điều="" chỉnh="42,1%," chứng="" tỏ="" các="" nhân="" tố="" đưa="" vào="" phân="" tích="" giải="" thích="" được="" 42,1%="" yếu="" tố="" ảnh="" hưởng="" đến="" lợi="" nhuận="" của="" các="" dn="" niêm="" yết="" trên="" hsx="" và="" hnx.="">

Phương trình hồi quy:

GROSS PR(Y) =-27,627+ 9,547*FIXED FA - 15,458*FIN DEBT - 16,271*INV – 22,774 *A/R +14,293*A/P - 0.02932*CCC + ξ

Từ kết quả mô hình hồi quy cho thấy, sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc như sau:

Đối với tỷ lệ nợ tài chính, kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ nợ tài chính có tương quan nghịch với lợi nhuận, điều này mâu thuẫn với kết quả nghiên cứu của Pike và Cheng (2001). Tuy nhiên, xét thực tế với tình hình hiện tại của nền kinh tế Việt Nam thì lại phù hợp vì việc sử dụng đòn bẩy tài chính có tác động hai mặt, nếu sử dụng hiệu quả thì tỷ lệ tài chính sẽ làm gia tăng thu nhập cho DN, còn nếu sử dụng không hiệu quả thì tăng rủi ro tài chính. Các DN của Việt Nam trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh và hàng loạt DN công bố phá sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là rất thấp thậm chí là lỗ. Nếu sử dụng đòn bẩy tài chính trong trường hợp này sẽ làm giảm lợi nhuận. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến DN thua lỗ và phá sản.

Đối với hàng tồn kho, kết quả hồi quy cho thấy, số ngày hàng tồn kho tương quan nghịch với lợi nhuận. Điều này phản ánh đúng với thực tế ở Việt Nam, khi số ngày hàng tồn kho tăng nghĩa là hàng tồn kho luân chuyển chậm, vốn bị ứ đọng dài ngày dẫn đến chi phí lưu kho, bảo quản tăng, thậm chí chất lượng hàng sẽ giảm hoặc lỗi thời theo thời gian và như vậy sẽ làm giảm lợi nhuận. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đó của Deloof (2003) và Wilson (2000).

Đối với khoản phải thu, kết quả hồi quy cho thấy số ngày khoản phải thu tương quan nghịch với lợi nhuận. Điều này phản ánh đúng thực tế ở Việt Nam, khi số ngày khoản phải thu tăng nghĩa là vốn của DN bị DN khác chiếm dụng, chu kỳ luân chuyển vốn chậm, vốn bị ứ đọng dài ngày dẫn đến DN phải huy động vốn phục vụ sản xuất. Do đó, chi phí kinh doanh sẽ tăng và giảm lợi nhuận. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đó của Wilner (2000), Wilson (2000), Akinolo (2012) và Pike và Cheng (2001).

Đối với khoản phải trả, kết quả hồi quy cho thấy số ngày khoản phải trả tương quan thuận với lợi nhuận. Điều này phản ánh đúng thực tế ở Việt Nam, khi số ngày khoản phải trả tăng nghĩa là vốn của DN dùng để mua hàng hoặc phải trả khác không tốn chi phí sử dụng vốn, hoặc có nhưng không đáng kể, hay nói cách khác đây là khoản vốn mà DN chiếm dụng của các DN khác, do đó sẽ làm cho chi phí kinh doanh giảm và như vậy sẽ làm lợi nhuận tăng lên. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đó của Wilson (2000) và Akinolo (2012).

Đối với chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, kết quả hồi quy cho thấy, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt tương quan nghịch với lợi nhuận. Điều này phản ánh đúng thực tế ở Việt Nam, khi chu kỳ chuyển đổi tiền mặt tăng (Chu kỳ chuyển đổi tiền = Số ngày các khoản phải thu + Số ngày hàng tồn kho - Số ngày các khoản phải trả). Nghĩa là số ngày hàng lưu kho tăng, số ngày khoản phải thu tăng và số ngày khoản phải trả giảm, như vậy vốn của DN bị DN khác chiếm dụng tăng, chu kỳ luân chuyển vốn chậm, vốn bị ứ đọng dài ngày dẫn đến chi phí kinh doanh sẽ tăng và như vậy sẽ làm giảm lợi nhuận. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đó của Wilner (2000), Wilson (2000), Akinolo (2012) và Pike và Cheng (2001).

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động trên thị trường chứng khoán

Để hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động của các DN trên thị trường chứng khoán cần triển khai thực hiện các giải pháp sau:

Một là, DN cần áp dụng mô hình EOQ để xác định lượng hàng tồn tối ưu thông qua các chỉ tiêu như: Nhu cầu sử dụng hàng tồn kho trong kỳ, chi phí cho mỗi lần mua hàng, chi phí tồn kho bình quân cho 1 đơn vị hàng. Từ đó, DN sẽ tối thiểu hóa chi phí tồn kho. Ngoài ra, khi hàng tồn kho tăng, DN phải mở rộng chính sách tín dụng để khuyến khích khách hàng mua hàng nhiều hơn, từ đó giảm được lượng hàng tồn kho. Tuy nhiên, khi đưa ra chính sách nới lỏng tín dụng cần xem xét lợi ích của chính sách đó mang lại với chi phí phải bỏ ra cho chính sách đó để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn.

Hai là, khi mở rộng chính sách tín dụng thì DN phải có chính sách thu nợ hợp lý bằng nhiều giải pháp khác nhau: Có kế hoạch thu nợ hợp lý, áp dụng chính sách chiết khấu, sử dụng dịch vụ bao thanh toán.

Ba là, DN cần có chính sách tồn trữ tiền mặt hợp lý để tối thiểu hóa chi phí tồn trữ tiền. DN có thể áp dụng mô hình nghiên cứu của Baumol để xác định thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ chi phí cơ hội của khoản đầu tư, nhu cầu sử dụng tiền trong thanh toán, chi phí chuyển đổi tài sản khác thành tiền mặt.

Bốn là, việc sử dụng tỷ lệ tài chính cần xem xét hai chỉ tiêu: (i) Cần xác định tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ở cơ cấu vốn hiện tại (ROE); (ii) Xác định chi phí sử dụng vốn của khoản vay mới (rd), từ đó phân tích để ra quyết định: Nếu ROE > rd thì DN nên quyết định tăng tỷ lệ tài chính, vì trường hợp này sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận; Còn nếu ROE < rd="" thì="" quyết="" định="" giảm="" tỷ="" lệ="" tài="" chính,="" vì="" nếu="" tăng="" tỷ="" lệ="" tài="" chính="" sẽ="" tác="" động="" tiêu="" cực="" đến="" lợi="" nhuận="" của="" dn.="">

Tài liệu tham khảo

1. DN niêm yết HSX - HNX (2009-2013), Báo cáo tài chính;

2. Akinolo, A. (2012), “The determinants of trade credit: Evidence from Nigeria manufacturing firms”, Economics Journal of A2 Z1, vol 1;

3. Besley, Scott and R.L. Meyer (1987), “An Empirical Investigation of Factors Affecting the Cash Conversion Cycle”, Annual Meeting of the Financial Management Association, Las Vegas Nevada;

4. Deloof M. (2003), ‘Does Working Capital Management Affect Profitability of Belgian Firms?’, ‘Journal of Business Finance & Accounting’, 30 (3) & (4), p.585 Blackwell Publishing.