Phân bổ gánh nặng thu ngân sách: Thực trạng và khuyến nghị chính sách (Kỳ 2)

TS. Đỗ Ngọc Huỳnh - Nguyễn Thị Minh

(TCTC) Tạp chí Tài chính số 10 tháng 10/2008 đã giới thiệu Kỳ I bài viết "Phân bổ gánh nặng thu ngân sách: Thực trạng và khuyến nghị chính sách" đưa ra những nghiên cứu và phân tích gánh nặng của một số loại thuế chính đối với các hộ gia đình phân theo thu nhập. Kỳ II bài viết giới thiệu những nghiên cứu thông qua việc đánh giá, phân tích thực trạng đóng góp thuế của các thành phần kinh tế, các khu vực hành chính địa lý.

Kỳ I: Phân bổ gánh nặng thuế đối với hộ gia đình
Kỳ II: Phân bổ thuế theo thành phần kinh tế và theo khu vực

Khi tính toán gánh nặng thuế giữa các DN hay các thành phần kinh tế thì thông thường chúng ta quan tâm đến mức chịu thuế biên của đầu tư: DN sẽ phải trả bao nhiêu thuế khi đầu tư thêm một đồng.

Phân bổ gánh nặng thu ngân sách: Thực trạng và khuyến nghị chính sách (Kỳ 2) - Ảnh 1

Thước đo cho đại lượng này chính là tỷ suất thuế biên thực tế (marginal effective tax rate). Tuy nhiên, do điều kiện về số liệu, việc tính toán thuế suất biên thực tế cho các nhóm DN Việt Nam là không thực hiện được. Thay vào đó, phương pháp phân tích thống kê sẽ được sử dụng để phân tích bức tranh tổng thể về sự đóng góp thuế phân theo thành phần kinh tế và theo khu vực hành chính địa lý.
Bài viết kỳ này sẽ xem xét bức tranh chung về thực trạng đóng góp thuế  theo ba loại thuế chính: thuế VAT, thuế TNDN và thuế TTĐB theo thành phần kinh tế và theo vùng.

Theo thành phần kinh tế
Qua hình 3 cho thấy, DNNN sử dụng rất nhiều vốn và tạo ra ít công ăn việc làm cho người lao động trong khi hiệu quả sử dụng vốn không cao, ngược lại DN ngoài quốc doanh,  sử dụng ít vốn nhưng vẫn tạo ra tỷ lệ lớn GDP cho nền kinh tế và tạo ra nhiều công ăn việc làm.

 

Phân bổ gánh nặng thu ngân sách: Thực trạng và khuyến nghị chính sách (Kỳ 2) - Ảnh 2


Bảng 4 thể hiện, NSNN và tỷ lệ đóng góp NSNN của các thành phần kinh tế từ năm 1992. Chi tiết tỷ lệ đóng góp của các thành phần kinh tế cho 3 loại thuế chính được thể hiện trong hình 4, bao gồm: thuế VAT, thuế TNDN và thuế TTĐB.
Thu từ dầu thô chiếm gần 30% NSNN. Đây là một nguồn thu không ổn định và thiếu tính bền vững. Một mặt nó phụ thuộc vào giá thế giới, mặt khác phụ thuộc vào trữ lượng dầu và khả năng khai thác.

Phân bổ gánh nặng thu ngân sách: Thực trạng và khuyến nghị chính sách (Kỳ 2) - Ảnh 3

Hình 4 còn cho thấy, vai trò đóng góp cho NSNN của khu vực DN ngoài quốc doanh vẫn còn hạn chế, ở mức khoảng 16% tổng số thu nội địa.
Để phân tích chi tiết hơn chất lượng đóng góp thuế của các khu vực kinh tế, chúng ta xem xét các chỉ tiêu được thể hiện trong các hình 5, 6, 7, 8.
Nhận xét: Mức đóng góp thuế trên các chỉ tiêu khác nhau giữa các thành phần kinh tế là rất khác nhau. Các chỉ số thuế/GDP và thuế/doanh thu thuần trong khối DNNN là khá lớn so với khối DN ngoài quốc doanh nhưng chỉ số thuế/vốn lại thấp nhất trong 3 thành phần kinh tế. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn trong khối DNNN chưa cao.
Mức đóng góp thuế của khối DN ngoài quốc doanh còn hạn chế. Các chỉ số thuế/GDP và trên doanh thu thuần đều rất thấp so với 2 khu vực còn lại.

 

Phân bổ gánh nặng thu ngân sách: Thực trạng và khuyến nghị chính sách (Kỳ 2) - Ảnh 4 Phân bổ gánh nặng thu ngân sách: Thực trạng và khuyến nghị chính sách (Kỳ 2) - Ảnh 5
Phân bổ gánh nặng thu ngân sách: Thực trạng và khuyến nghị chính sách (Kỳ 2) - Ảnh 6 Phân bổ gánh nặng thu ngân sách: Thực trạng và khuyến nghị chính sách (Kỳ 2) - Ảnh 7
Phân bổ gánh nặng thu ngân sách: Thực trạng và khuyến nghị chính sách (Kỳ 2) - Ảnh 8 Phân bổ gánh nặng thu ngân sách: Thực trạng và khuyến nghị chính sách (Kỳ 2) - Ảnh 9

 

Thuế thu phân theo vùng
Phần này sẽ trình bày các chỉ tiêu về đóng góp của các loại thuế cũng như các khoản chi ngân sách phân theo 8 vùng theo các phân định của Tổng cục Thống kê.

Phân bổ gánh nặng thu ngân sách: Thực trạng và khuyến nghị chính sách (Kỳ 2) - Ảnh 10

Các chỉ tiêu thống kê về đóng góp thuế giữa các vùng được cho trong bảng A2 và các hình 9, 10 cho thấy, sự khác biệt rõ rệt trong mức đóng góp thuế nội địa theo giá trị cũng như theo các chỉ tiêu như: thu/ số lao động; thu/vốn,... giữa các vùng.
Một bức tranh tương tự cho các loại thuế khác như: thuế VAT, thuế TNDN, thuế TTĐB... được thể hiện trong phụ lục 2.
 Các chỉ tiêu về thu chi ngân sách theo vùng được thể hiện trong hình A2 và A3 trong phụ lục cũng cho thấy một bức tranh tương tự về sự khác biệt giữa các vùng, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khu Bắc Trung bộ có mức chi và thu ngân sách trên đầu người đạt mức thấp. Tuy nhiên, vùng núi Tây bắc và Tây nguyên mới là 2 tỉnh có nguồn thu và chi ở mức thấp nhất trong 8 vùng kinh tế.

Kết luận và khuyến nghị chính sách
• Tỷ suất đóng góp thuế rất khác nhau giữa các thành phần kinh tế và các vùng kinh tế:
- Giữa các thành phần kinh tế: các chỉ tiêu về đóng góp thuế ở khu vực ngoài nhà nước là khá thấp. Do đó cần cải thiện quá trình thực thi thuế ở khu vực này. Đặc biệt, trong tương lai gần đây, khi mà khu vực kinh tế ngoài nhà nước càng trở nên là thành phần chính trong nền kinh tế thì sự đảm bảo một chính sách thuế minh bạch và công bằng là một điều thiết yếu. Để làm được điều này, chúng ta cần phải sử dụng các công cụ chống trốn lậu thuế một cách hữu hiệu hơn. Thêm vào đó, chính sách thuế cũng như việc thực thi thuế cần phải được đơn giản hoá. Tính đơn giản của hệ thống thuế cũng là tiền đề cho tính minh bạch.  
- Tồn tại một khoảng cách khá lớn về mức độ phát triển kinh tế giữa các khu vực địa lý, do đó xây dựng chính sách thuế và thực thi thuế cần phải tính đến các sự khác biệt này.

 

Phân bổ gánh nặng thu ngân sách: Thực trạng và khuyến nghị chính sách (Kỳ 2) - Ảnh 11


• Phân bổ gánh nặng thuế rất không đều giữa các nhóm thu nhập, giữa nông thôn và thành thị. Với mục tiêu đảm bảo công bằng và phát triển bền vững, Chính phủ cần tăng đầu tư cho hạ tầng cơ sở và hệ thống an sinh xã hội ở khu vực nông thôn, chứ không nên miễn giảm thuế trên diện rộng vì khó thực hiện một cách hiệu quả. 

Phân bổ gánh nặng thu ngân sách: Thực trạng và khuyến nghị chính sách (Kỳ 2) - Ảnh 12
Phân bổ gánh nặng thu ngân sách: Thực trạng và khuyến nghị chính sách (Kỳ 2) - Ảnh 13

• Nhằm mục đích giảm dần khoảng cách kinh tế giữa các vùng miền, ngoài việc xây dựng kế hoạch phát triển chung cho toàn quốc trên cơ sở phát triển các vùng mũi nhọn cũng cần xây dựng một kế hoạch phát triển dài hạn cho từng vùng, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, điểm yếu và điểm mạnh của từng vùng.
• Chi tiêu ngân sách cũng rất khác biệt giữa các vùng, đặc biệt mức chi là rất thấp ở cùng bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Người dân ở các vùng này chủ yếu là nông dân với thu nhập thấp và dễ bị tổn thương trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO. Do đó, Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên hợp lý cho các vùng này.
• Hiệu quả sử dụng vốn và tạo việc làm ở các DNNN là khá thấp. Trong tương lai gần, sự cạnh tranh giữa các DN nói chung sẽ gay gắt hơn rất nhiều, trong đó hiệu quả sẽ là yếu tố then chốt để tồn tại và thành công. Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Tài chính, sau 15 năm thực hiện cổ phần hoá mới chỉ có chưa đến 6% vốn của Nhà nước ở các DNNN được bán ra bên ngoài. Thực tế này đòi hỏi một sự đẩy nhanh hơn nữa quá trình cổ phần hóa, ngay cả khi điều đó có thể gây tổn hại cho nền kinh tế trong ngắn hạn như định giá thấp tài sản nhà nước hay tạo ra lao động dôi dư.
Tài lệu tham khảo
1. Haughton Jonathan et al. “Tax incidence in Vietnam”, Asian Economic Journal, Vol 20, n0 2, June 2006, pp 217-239
2. Jack Goodman.,“Houses, Apartments, and Property Tax Indidence”. WP05-2, Joint Center for Housing Studies, Havard University, 2005
3. Division of Research and Policy. Winconsin tax incidence study. Winconsin department of revenue, December, 2004