Phát triển điện hạt nhân bền vững

Hồng Vân

(Tài chính)Phát triển điện hạt nhân bền vững là mục tiêu và yêu cầu đối với mọi quốc gia có điện hạt nhân, trong đó có Việt Nam.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), một chương trình điện hạt nhân được gọi là bền vững khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau: Cạnh tranh kinh tế; An toàn hạt nhân; Quản lý chất thải hạt nhân; Không ảnh hưởng xấu đến môi trường; Bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân; Không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Phát triển điện hạt nhân bền vững là mục tiêu và yêu cầu đối với mọi quốc gia có điện hạt nhân, trong đó có Việt Nam. Ngày 25/11/2009, Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 6 đã thông qua chủ trương đầu tu Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận tại Nghị quyết số 41/2009/QH12. Ngày 18/3/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 460/TTg-KTN về Kế hoạch tổng thể thực hiện dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận. Để thực hiện mục tiêu phát triển điện hạt nhân bền vững, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã tập trung chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương liên quan tích cực tiến hành công tác chuẩn bị cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho điện hạt nhân, ngày 11/12/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2241/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng điện nhân giai đoạn đến năm 2020 với danh mục 12 nhiệm vụ đã phê duyệt trước đây và danh mục 19 nhiệm vụ mới được phê duyệt. Đây là cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai các nhiệm vụ phát triển đồng bộ, toàn diện cơ sở hạ tầng điện hạt nhân quốc gia phù hợp với hướng dẫn của IAEA và thực tiễn Việt Nam, đáp ứng yêu cầu triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận bảo đảm an toàn, an ninh, hiệu quả.

Cũng trong tháng 12/2014, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) đã tổ chức lễ khởi công công trình hệ thống cung cấp điện phục vụ Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Công trình hệ thống cung cấp điện phục vụ Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 gồm đường dây 110kV mạch kép dài 13,63 km, đi qua địa phận xã Phước Nam và Phước Dinh (huyện Thuận Nam) và xã Phước Hải (huyện Ninh Phước) và trạm biến áp 110/22kV công suất 25 MVA đặt tại thôn Sơn Hải 1. Công trình này nhằm đảm bảo điều kiện khởi công và cung cấp điện ổn định, an toàn trong quá trình xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1.

Với việc phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia cho điện hạt nhân, Chính phủ Việt Nam cam kết bảo đảm về thể chế, luật pháp, quản lý, công nghệ, công nghiệp và nhân sự cho điện hạt nhân, tuân thủ nghiêm chỉnh các văn kiện luật pháp quốc tế, các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân, các hướng dẫn về an ninh và các yêu cầu về bảo đảm không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý là một trong những yêu cầu cấp thiết, là một trong các nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay cho phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam, đặc biệt là cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo, đầu tư cho Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan tiến hành công tác xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật.

Trong Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 07/3/2012 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016, Chính phủ đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ: Xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm an toàn bức xạ, hạt nhân phục vụ triển khai dự án điện hạt nhân.

Để tăng cường năng lực quản lý, Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận cũng đã được thành lập tháng 5/2010. Bên cạnh đó là việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia; Hội đồng Phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã thành lập Cục Năng lượng nguyên tử, đồng thời tập trung tăng cường năng lực cho Cục An toàn bức xạ hạt nhân. Bộ Công Thương đã thành lập Tổng cục Năng lượng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành lập Ban Quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Để nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ, ngày 05/3/2012 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 265/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật phục vụ phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh. Việt Nam và Liên bang Nga cũng đã ký Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Mục tiêu của Trung tâm này là nghiên cứu tiếp thu công nghệ, tiến tới làm chủ trong thiết kế, vận hành, bảo dưỡng lò phản ứng nghiên cứu và nhà máy điện hạt nhân. Cung cấp các dịch vụ khoa học và hỗ trợ kỹ thuật cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và các nhà máy điện hạt nhân sau này; Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng về vật lý hạt nhân, hóa học phóng xạ, sinh học phóng xạ, y học hạt nhân, khoa học vật liệu, khoa học sự sống...

Phát triển nguồn nhân lực cho các nhà máy điện hạt nhân là một trong các nhiệm vụ cấp bách, ưu tiên hàng đầu. Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân: Quyết định 1558/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 phê duyệt Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Quyết định 584/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 phê duyệt Đề án Đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận; Nghị định số 124/2013/NĐ-CP, ngày 14/10/2013 của Chính phủ Quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ người đi đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Quyết định số 45/2014/QĐ-TTg, ngày 15/08/2014 phê duyệt chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm việc trong các đơn vị thuộc lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Bộ Khoa học và Công nghệ...

Các Bộ, Ngành, các đơn vị liên quan đã và đang triển khai rất tích cực công tác đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi 323 sinh viên sang Liên bang Nga đào tạo đại học về chuyên ngành thiết bị và lắp đặt nhà máy điện hạt nhân và 10 sinh viên sang đào tạo thạc sỹ. Hàng năm sẽ tiếp tục cử 70 sinh viên sang học đại học tại Liên bang Nga. Từ 2015 mỗi năm cử 20 sinh viên sang đào tạo tại Nhật Bản. Tổng số trong 5 năm sẽ có 100 sinh viên đào tạo đại học tại Nhật Bản. Ngoài ra, hàng trăm lược cán bộ, giảng viên đã được cử tham dự các khóa đào tạo ngắn hạn tại Hungary. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với IAEA và một số nước tổ chức nhiều khóa học trong nước và cử hàng trăm lượt cán bộ đi đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài; Tập đoàn Điện lực Việt Nam đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ, sinh viên tại một số nước điện hạt nhân phát triển...

Với công tác thông tin, tuyên truyền, ngày 28/02/2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 370/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm 2020. Trong đó triển khai ba nhiệm vụ chính gồm: Xây dựng và triển khai Chương trình thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân; Xây dựng và triển khai Chương trình phổ biến kiến thức cơ bản về năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân; Xây dựng các Trung tâm thông tin, truyền thông về điện hạt nhân.

Để thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, ngày 7/12/2012 Trung tâm Thông tin năng lượng nguyên tử tại Đại học Bách Khoa Hà Nội (do Nga hỗ trợ) đã chính thức đưa vào hoạt động; Tháng 6/2014 đối tác Nhật Bản đã hợp tác với EVN khai trương Phòng trưng bày điện hạt nhân tại Trụ sở EVN tại Hà Nộ; Ngày 03/02/2015 Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và ROSATOM ký Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác trong lĩnh vực thông tin đối với các dự án chung trong ngành công nghiệp điện hạt nhân.

Vấn đề bảo đảm an ninh cho các nhà máy điện hạt nhân được coi là vấn đề quan trọng, cần được ưu tiên hàng đầu. Ngày 25/3/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 450/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Trong đó, Bộ Công an là cơ quan chủ trì thực hiện Đề án. Đề án gồm 3 dự án thành phần: Dự án “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tổ chức, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực cho công tác bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử”; Dự án “Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân và các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử”; Dự án “Tổ chức các biện pháp bảo đảm an ninh cho Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận”.

Công tác chuẩn bị cho dự án điện hạt nhân đã được các Bộ, ngành và địa phương liên quan tích cực triển khai. Điều này cho thấy phát triển điện hạt nhân bền vững là mục tiêu hàng đầu của Việt Nam.

Theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), một chương trình điện hạt nhân được gọi là bền vững khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau: Cạnh tranh kinh tế; An toàn hạt nhân; Quản lý chất thải hạt nhân; Không ảnh hưởng xấu đến môi trường; Bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân; Không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Phát triển điện hạt nhân bền vững là mục tiêu và yêu cầu đối với mọi quốc gia có điện hạt nhân, trong đó có Việt Nam. Ngày 25/11/2009, Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 6 đã thông qua chủ trương đầu tu Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận tại Nghị quyết số 41/2009/QH12. Ngày 18/3/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 460/TTg-KTN về Kế hoạch tổng thể thực hiện dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận. Để thực hiện mục tiêu phát triển điện hạt nhân bền vững, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã tập trung chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương liên quan tích cực tiến hành công tác chuẩn bị cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho điện hạt nhân, ngày 11/12/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2241/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng điện nhân giai đoạn đến năm 2020 với danh mục 12 nhiệm vụ đã phê duyệt trước đây và danh mục 19 nhiệm vụ mới được phê duyệt. Đây là cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai các nhiệm vụ phát triển đồng bộ, toàn diện cơ sở hạ tầng điện hạt nhân quốc gia phù hợp với hướng dẫn của IAEA và thực tiễn Việt Nam, đáp ứng yêu cầu triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận bảo đảm an toàn, an ninh, hiệu quả.

Cũng trong tháng 12/2014, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) đã tổ chức lễ khởi công công trình hệ thống cung cấp điện phục vụ Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Công trình hệ thống cung cấp điện phục vụ Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 gồm đường dây 110kV mạch kép dài 13,63 km, đi qua địa phận xã Phước Nam và Phước Dinh (huyện Thuận Nam) và xã Phước Hải (huyện Ninh Phước) và trạm biến áp 110/22kV công suất 25 MVA đặt tại thôn Sơn Hải 1. Công trình này nhằm đảm bảo điều kiện khởi công và cung cấp điện ổn định, an toàn trong quá trình xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1.

Với việc phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia cho điện hạt nhân, Chính phủ Việt Nam cam kết bảo đảm về thể chế, luật pháp, quản lý, công nghệ, công nghiệp và nhân sự cho điện hạt nhân, tuân thủ nghiêm chỉnh các văn kiện luật pháp quốc tế, các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân, các hướng dẫn về an ninh và các yêu cầu về bảo đảm không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý là một trong những yêu cầu cấp bách, là một trong các nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay cho phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam, đặc biệt là cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo, đầu tư cho Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan tiến hành công tác xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật.

Trong Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 07/3/2012 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016, Chính phủ đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ: Xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm an toàn bức xạ, hạt nhân phục vụ triển khai dự án điện hạt nhân.

Để tăng cường năng lực quản lý, Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận cũng đã được thành lập tháng 5/2010. Bên cạnh đó là việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia; Hội đồng Phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã thành lập Cục Năng lượng nguyên tử, đồng thời tập trung tăng cường năng lực cho Cục An toàn bức xạ hạt nhân. Bộ Công Thương đã thành lập Tổng cục Năng lượng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành lập Ban Quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Để nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ, ngày 05/3/2012 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 265/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật phục vụ phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh. Việt Nam và Liên bang Nga cũng đã ký Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Mục tiêu của Trung tâm này là nghiên cứu tiếp thu công nghệ, tiến tới làm chủ trong thiết kế, vận hành, bảo dưỡng lò phản ứng nghiên cứu và nhà máy điện hạt nhân. Cung cấp các dịch vụ khoa học và hỗ trợ kỹ thuật cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và các nhà máy điện hạt nhân sau này; Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng về vật lý hạt nhân, hóa học phóng xạ, sinh học phóng xạ, y học hạt nhân, khoa học vật liệu, khoa học sự sống...

Phát triển nguồn nhân lực cho các nhà máy điện hạt nhân là một trong các nhiệm vụ cấp bách, ưu tiên hàng đầu. Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân: Quyết định 1558/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 phê duyệt Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Quyết định 584/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 phê duyệt Đề án Đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận; Nghị định số 124/2013/NĐ-CP, ngày 14/10/2013 của Chính phủ Quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ người đi đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Quyết định số 45/2014/QĐ-TTg, ngày 15/08/2014 phê duyệt chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm việc trong các đơn vị thuộc lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Bộ Khoa học và Công nghệ...

Các Bộ, Ngành, các đơn vị liên quan đã và đang triển khai rất tích cực công tác đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi 323 sinh viên sang Liên bang Nga đào tạo đại học về chuyên ngành thiết bị và lắp đặt nhà máy điện hạt nhân và 10 sinh viên sang đào tạo thạc sỹ. Hàng năm sẽ tiếp tục cử 70 sinh viên sang học đại học tại Liên bang Nga. Từ 2015 mỗi năm cử 20 sinh viên sang đào tạo tại Nhật Bản. Tổng số trong 5 năm sẽ có 100 sinh viên đào tạo đại học tại Nhật Bản. Ngoài ra, hàng trăm lược cán bộ, giảng viên đã được cử tham dự các khóa đào tạo ngắn hạn tại Hungary. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với IAEA và một số nước tổ chức nhiều khóa học trong nước và cử hàng trăm lượt cán bộ đi đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài; Tập đoàn Điện lực Việt Nam đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ, sinh viên tại một số nước điện hạt nhân phát triển...

Với công tác thông tin, tuyên truyền, ngày 28/02/2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 370/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm 2020. Trong đó triển khai ba nhiệm vụ chính gồm: Xây dựng và triển khai Chương trình thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân; Xây dựng và triển khai Chương trình phổ biến kiến thức cơ bản về năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân; Xây dựng các Trung tâm thông tin, truyền thông về điện hạt nhân.

Để thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, ngày 7/12/2012 Trung tâm Thông tin năng lượng nguyên tử tại Đại học Bách Khoa Hà Nội (do Nga hỗ trợ) đã chính thức đưa vào hoạt động; Tháng 6/2014 đối tác Nhật Bản đã hợp tác với EVN khai trương Phòng trưng bày điện hạt nhân tại Trụ sở EVN tại Hà Nộ; Ngày 03/02/2015 Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và ROSATOM ký Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác trong lĩnh vực thông tin đối với các dự án chung trong ngành công nghiệp điện hạt nhân.

Vấn đề bảo đảm an ninh cho các nhà máy điện hạt nhân được coi là vấn đề quan trọng, cần được ưu tiên hàng đầu. Ngày 25/3/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 450/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Trong đó, Bộ Công an là cơ quan chủ trì thực hiện Đề án. Đề án gồm 3 dự án thành phần: Dự án “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tổ chức, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực cho công tác bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử”; Dự án “Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân và các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử”; Dự án “Tổ chức các biện pháp bảo đảm an ninh cho Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận”.

Công tác chuẩn bị cho dự án điện hạt nhân đã được các Bộ, ngành và địa phương liên quan tích cực triển khai. Điều này cho thấy phát triển điện hạt nhân bền vững là mục tiêu hàng đầu của Việt Nam.