Thuế nhôm thép của Hoa Kỳ và câu chuyện của Việt Nam

Theo Việt Dũng/congthuong.vn

Với việc tăng thuế nhập khẩu nhôm thép của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cần đa dạng hóa xuất khẩu gồm cả thị trường và danh mục sản phẩm để giảm thiểu thiệt hại.

Nhu cầu trong nước sẽ tiếp tục tăng trong năm 2018 với 20-22%, có thể giúp cân bằng nhu cầu bị giảm từ thị trường xuất khẩu, đặc biệt Hoa Kỳ. Nguồn: Internet
Nhu cầu trong nước sẽ tiếp tục tăng trong năm 2018 với 20-22%, có thể giúp cân bằng nhu cầu bị giảm từ thị trường xuất khẩu, đặc biệt Hoa Kỳ. Nguồn: Internet

Ngày 08/3/2018, Hoa Kỳ đã áp đặt mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng thương mại năm 1962 vì lý do an ninh quốc gia.

Trong một động thái tương tự vào tháng 12/2017, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép từ Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc khi tránh các quy tắc chống bán phá giá và chống trợ cấp. Việc tăng thuế sẽ tác động đến ngành thép ở Việt Nam nhưng các công ty thép ở Việt Nam tin rằng thuế quan sẽ không có ảnh hưởng lớn đến tổng thể nền kinh tế. Việt Nam không phải là thị trường chính cho nhập khẩu thép nhôm của Mỹ và chỉ là thị trường xuất khẩu thép thứ 12 vào Hoa Kỳ.

Ngày 21/5/2018, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa ra thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép Việt Nam có xuất xứ Trung Quốc. Nhập khẩu thép cán nguội từ Việt Nam tăng từ 9 triệu USD lên 215 triệu USD hàng năm, trong khi nhập khẩu thép chống ăn mòn tăng từ 2 triệu USD lên 80 triệu USD kể từ năm 2015, khi Mỹ áp đặt thuế chống bán phá giá đối với Trung Quốc. Thép chống ăn mòn (CORE) từ Việt Nam có xuất xứ Trung Quốc, sẽ phải đối mặt với thuế chống bán phá giá là 199,43% và thuế đối kháng là 39,05%. Nhập khẩu thép cán nguội sẽ đối mặt với mức thuế chống bán phá giá 199,76% và thuế đối kháng là 256,44%. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu và các nhà nhập khẩu có thể xin miễn trừ nếu họ có thể xác nhận rằng các sản phẩm của họ được sản xuất từ chất ban đầu có nguồn gốc ở Việt Nam hoặc bất kỳ quốc gia nào khác, ngoài Trung Quốc.

Việc tăng thuế quan sẽ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất trong nước, nhưng tác động đến tổng thể nền kinh tế là tối thiểu. Trong năm 2017, Hoa Kỳ chiếm 11,1% xuất khẩu thép của VIệt Nam, tức là chưa đến 2% tổng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, thuế quan tăng sẽ gia tăng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt trên thị trường nội địa.

Nguồn cung tổng thể cũng có thể tăng ở Đông Nam Á dẫn đến sự sụt giảm về giá, mà có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng cuối cùng. Với các mức thuế mới, nhà xuất khẩu Việt Nam nên áp dụng các biện pháp nhất định để tránh bị phạt không cần thiết.

Thứ nhất, bảo đảm phân loại HS chính xác, theo đó, nhà xuất khẩu nên xác định rõ ràng mã phân loại HS mà một sản phẩm có ở Hoa Kỳ, vì hải quan Mỹ đôi khi đặt câu hỏi về các chi tiết kỹ thuật và quy trình sản xuất để bảo đảm rằng mã HS chính xác được áp dụng.

Thứ hai, khi khai báo trị giá hải quan, các doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ các hợp đồng, đơn đặt hàng và hóa đơn để bảo đảm rằng trị giá hải quan được khai báo là chính xác để tránh các mức phạt hải quan.

Thứ ba, tránh trung chuyển, vào tháng 12/2017, chính phủ Hoa Kỳ đã tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép từ Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc vì họ muốn tránh quy tắc chống bán phá giá và chống trợ cấp. Các doanh nghiệp Việt Nam nên có các biện pháp để tránh những vấn đề như vậy khi Mỹ đã áp dụng hình phạt và tiền phạt cho các hành động đó.

Bức tranh ngành thép của Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm qua, tăng 21,64% từ năm 2013 đến năm 2016. Trong năm 2017, sản lượng thép đã tăng 23,5% trong khi tiêu thụ thép tăng 25,7%. Sự gia tăng sản xuất được thúc đẩy bởi tăng xuất khẩu sang các nước ASEAN và tiêu dùng trong nước.

Trong năm 2017, có hơn 22 triệu tấn thép được sản xuất và sản lượng tiêu thụ đạt gần 19 triệu tấn. Doanh thu xuất khẩu thép đã đạt 3,64 tỷ USD, tăng 45,4% so với năm 2016, trong khi nhập khẩu đạt 20 triệu tấn, trị giá 10,5 tỷ USD, giảm 14,2% về lượng nhưng tăng 13,2% về giá trị. Năm 2017, ASEAN chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu thép của Việt Nam ở mức 59,3%. Hoa Kỳ đứng thứ hai với 11,1% sau đó là EU, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, và Australia với 9%, 5,8%, 3,4%, 2,25% và 1,88%.

Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), ngành thép được dự báo sẽ tăng 20 đến 22% trong năm 2018 và trong thập kỷ tới, tốc độ tăng trưởng sẽ từ 15 đến 18%. Đặc biệt trong năm 2018, tăng trưởng mạnh nhất sẽ diễn ra với thép cán nóng ở mức 154%, tiếp theo là ống thép hàn, thép mạ kẽm, thép xây dựng và thép cán nguội với tốc độ lần lượt là 15%, 12%, 10% và 5%. Nhu cầu trong nước sẽ tiếp tục tăng trong năm 2018 với 20-22%, có thể giúp cân bằng nhu cầu bị giảm từ thị trường xuất khẩu, đặc biệt Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước phải giảm chi phí sản xuất và gia tăng chất lượng sản phẩm nếu muốn phục vụ thị trường nội địa, vì các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm khoảng một nửa tổng nhu cầu nội địa.

Trong quan hệ thương mại với Việt Nam về thép, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thép lớn thứ hai của Việt Nam (sau ASEAN), chiếm 11,1% trong tổng xuất khẩu thép năm 2017. Tuy nhiên, nhập khẩu thép từ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 5% tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ. Dựa vào tỷ trọng nhỏ trong tổng nhập khẩu, chính phủ đã nhấn mạnh rằng các sản phẩm thép và nhôm được sử dụng xây dựng dân dụng, không phải cho mục đích cơ sở hạ tầng hay an ninh do đó không gây nguy cơ cho an ninh quốc gia, lý do mà Mỹ tuyên bố để tăng thuế.

Ba mặt hàng xuất khẩu hàng đầu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ là thép cuộn cán nguội (CRC), cuộn mạ kẽm nhúng nóng (HDG) và các cuộn dây kim loại khác. Xuất khẩu CRC đã tăng từ 33.199 tấn năm 2015 lên 155.169 tấn năm 2017, trong khi sản lượng của HDG tăng từ 292 tấn năm 2014 lên 124.799 tấn năm 2017. Các loại thép dẹt khác tăng từ 181 tấn năm 2013 lên 130.440 tấn năm 2017.

Với việc tăng thuế nhập khẩu nhôm thép của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cần đa dạng hóa xuất khẩu gồm cả thị trường và danh mục sản phẩm để giảm thiểu thiệt hại. Gần 60% xuất khẩu thép của Việt Nam đi vào thị trường ASEAN; Vì vậy, thuế quan của Mỹ sẽ không có tác động lớn đối với tổng thể ngành. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước phải đầu tư vào công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất nếu muốn tiếp cận thị trường mới hoặc hỗ trợ các ngành công nghiệp trong nước.

Các thị trường xuất khẩu chính của thép Việt Nam là ASEAN, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, và Australia. Với thuế suất của Mỹ đặt ra, các doanh nghiệp có cơ hội tập trung vào các thị trường khác để bù đắp việc giảm xuất khẩu ở thị trường Mỹ. Với nhiều FTA đã có hiệu lực, và các FTA mới như FTA Việt Nam- EU, hiệp định CPTPP hiện đang chờ phê chuẩn, Việt Nam sẽ tăng cường tiếp cận thị trường mới.

Theo Hiệp hội thép thế giới, nhu cầu thép sẽ tiếp tục tăng trưởng toàn cầu trong năm 2018, và các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung vào các thị trường mới khi tất cả các FTA có hiệu lực. Cụ thể tăng trưởng trong nhu cầu thép trên thế giới: EU (1,4%), các nước Châu Âu khác (5,2%), NAFTA (1,2%), CIS (3,8%), Trung và Nam Mỹ (4,7%), Châu Phi (3,3%), Trung Đông (4,8%), Châu Á (1,2%), ASEAN (6,8%).

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung hơn vào thị trường nội địa, tiêu thụ thép trong nước đã tăng 25,7% từ năm 2013 đến 2016, khiến Việt Nam trở thành nước tiêu thụ lớn nhất trong số các nước ASEAN. Năm 2018, nhu cầu trong nước được dự đoán sẽ tăng từ 20 đến 22% lên 27 triệu tấn, cao nhất trong khu vực và trong tốp 10 toàn cầu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu trong nước, dẫn đến thâm hụt thương mại rất lớn. Do sự gia tăng đô thị hóa, tăng trưởng cơ sở hạ tầng và đầu tư, nguồn cung này có thể tập trung vào thị trường chưa được khai thác cho các công ty trong nước. Các công ty Việt Nam như Pomina, Tập đoàn Hoa Sen và thép Hòa Phát đã chú ý đến nhu cầu rất lớn này và gia tăng đầu tư trong nước.

Theo Viện Nghiên cứu POSCO, ngành xây dựng của Việt Nam đã tăng trưởng 8% và chiếm 33,3% GDP năm 2017, sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu về thép. Ngành xây dựng đã chiếm tới 93% tổng nhu cầu thép ở Việt Nam và đạt mức tăng trưởng chi tiêu 8,5% (CAGR). Ngành xây dựng được dự báo sẽ tăng 7% hàng năm trong thập kỷ tới, mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm như thép kết cấu được dự đoán chiếm 80% tổng nhu cầu thép, đạt 24 triệu tấn vào năm 2020.