Trái phiếu doanh nghiệp sẽ dần “ép sân” ngân hàng

Theo Chí Tín/baodautu.vn

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), Trưởng Ban kinh doanh vốn và thị trường tiền tệ thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa cho biết, xu hướng mất dần thu nhập từ tín dụng do bùng nổ của trái phiếu doanh nghiệp là điều các ngân hàng buộc phải chấp nhận.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trao đổi với Báo Đầu tư mới đây về ảnh hưởng của sự bùng nổ của hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp (về cơ bản là doanh nghiệp và người có vốn “chơi” thẳng với nhau, không cần qua ngân hàng), ông Quỳnh cho biết, hiện tại việc tín dụng ngân hàng bị trái phiếu “ép” là chưa đáng kể.

Bởi lẽ, thị trường tài chính Việt Nam xuất phát điểm còn rât thấp, hết tháng 9/2019, quy mô thị trường trái phiếu chỉ trên 10% GDP, còn thấp xa so với các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…

Tuy nhiên, xu hướng tăng trưởng mạnh của trái phiếu doanh nghiệp trong khoảng 2 năm gần đây là một động thái lành mạnh của thị trường. Điều đó sẽ làm cân bằng các công cụ tài chính trên thị trường vốn và đó cũng là quy luật chung.

Ví dụ ở Thái Lan, tổng tài sản ngân hàng thương mại chỉ 30% quy mô thị trường tài chính, thị trường cổ phiếu 30%, còn lại là 40%. “Đó là cấu trúc là khá vững như kiềng 3 chân của thị trường tài chính ổn định”, ông Quỳnh nói.

Trong tương lai, thị trường trái phiếu doanh nghiệp mở rộng rõ ràng sẽ tác động trực tiếp đến thu nhập từ tín dụng của các hàng, các ngân hàng sẽ buộc phải chấp nhận xu hướng này.

“Xu hướng này không thể thay đổi, tác động đến tổng thể ngành ngân hàng chứ ko phải riêng ngân hàng nào. Theo đó, các ngân hàng buộc phải tái cấu trúc để đảm bảo hiệu quả lợi nhuận, kể cả sáp nhập. Ngân hàng nào cố tình khiên cưỡng đi ngược lại thì chắc chắc hiệu quả kinh doanh sẽ giảm xuống”, ông Quỳnh phân tích.

Nhìn vào cơ cấu thu nhập của một số ngân hàng niêm yết hiện nay có thể thấy thu nhập lãi ròng (khoản thu từ chênh lệch lãi suất huy động vốn và cho vay) vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Theo đó, thời gian sẽ không còn nhiều cho các ngân hàng tái cấu trúc theo hướng giảm tỷ lệ thu nhập lãi thuần và tăng dần thu nhập từ các dịch vụ và các nghiệp vụ tài chính khác.

Bảng 1: So sánh thu nhập lãi thuần với thu nhập từ dịch vụ của một số ngân hàng quý III/2019 (tỷ đồng)

BIDV

VietinBank

Vietcombank

SHB

ACB

Sacombank

Techcombank

Thu nhập lãi thuần

8.752

8.330

8.859

2.255

3.023

2.925

3.622

Lãi/lỗ thuần từ dịch vụ

1.050

1.092

1.278

33

519

747

738

Lãi thuần từ hoạt động khác

1.204

257

883

10

84

115

419