Xuất khẩu cà phê dự kiến hơn 3 tỷ USD: Vẫn khó lạc quan

Theo thoibaokinhdoanh.vn

Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) dự báo kim ngạch xuất khẩu (KNXK) cà phê của Việt Nam năm 2016 sẽ đạt trên 3 tỷ USD, với khối lượng trên 1,5 triệu tấn, tăng cả về khối lượng và giá trị sản phẩm so với năm 2015. Tuy nhiên, những thống kê cho thấy dù KNXK tăng mạnh nhưng giá trị cà phê tăng “ì ạch”.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính tới cuối tháng 8/2016, khối lượng cà phê xuất khẩu đạt 1,27 triệu tấn, với giá trị 2,25 tỷ USD, tăng gần 40% về khối lượng và hơn 20,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015, trong đó chỉ riêng quý I/2016, cả nước xuất khẩu gần 550.000 tấn.

Giá trị không tương xứng sản lượng

Thị trường cà phê tại Việt Nam đã bắt đầu ổn định so với mức tăng mạnh của các tuần trước đó. Giá cà phê vối nhân xô ở các tỉnh Tây Nguyên giữ mức 37.000 - 38.500 đồng/kg. Cà phê Robusta giao tại cảng TP. Hồ Chí Minh giá FOB đạt 1.769 USD/tấn (tăng 3 USD/tấn so với trước đó).

Theo Vicofa, cà phê Robusta vẫn là mặt hàng chủ lực của cà phê xuất khẩu Việt Nam, chiếm khoảng 60% thị phần. Cà phê Việt đang được xuất khẩu sang hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Đức và Mỹ là thị trường chủ lực trong 7 tháng đầu năm 2016, với thị phần lần lượt 15% và 13%. Tiếp sau là thị trường Tây Ban Nha, Ý và Nhật Bản.

Đang có sự tăng trưởng khá cao về sản lượng và giá trị, tuy nhiên, theo ông Nguyễn Nam Hải - Phó Chủ tịch Vicofa: “KNXK cà phê của Việt Nam từ đầu năm tới nay dù tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015, nhưng do biến động giá cả và cà phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô, nên giá trị gia tăng không cao”.

Minh chứng là giá cà phê 7 tháng qua chỉ đạt 1.754 USD/tấn (giảm 14,5% so với cùng kỳ năm 2015). Trong 6 tháng đầu 2016 (từ 1/1 - 15/6), sản lượng cà phê xuất khẩu đạt 906.000 tấn, tăng hơn 28,4% so với cùng kỳ năm 2015 (sản lượng 648.000 tấn). Tuy nhiên, do mức giá thấp, nên giá trị thu về chỉ đạt 1,56 tỷ USD, chỉ tăng chưa đầy 14,2% so với cùng kỳ năm 2015 (đạt giá trị hơn giá trị 1,34 tỷ USD).

Điểm sáng lớn nhất ghi nhận trong niên vụ vừa qua và 7 tháng đầu 2016, là cơ cấu xuất khẩu cà phê rang xay và cà phê hòa tan của Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng. Nếu như các niên vụ trước, cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là cà phê nhân (dạng thô). thì trong niên vụ vừa qua, sản lượng cà phê hòa tan và cà phê rang xay đã tăng đáng kể, chiếm khoảng 8% tổng sản lượng xuất khẩu.

Trong đó, cà phê hòa tan chiếm khoảng 6%, với hơn 1,28 triệu bao, tăng 382.000 bao (tương đương 42,4%) so với niên vụ 2013 - 2014, dự báo sẽ đạt 1,5 triệu bao trong niên vụ 2015 - 2016 này. Cà phê rang xay tăng khá mạnh, từ 120.000 bao lên 475.000 bao (tăng hơn 280% so với niên vụ trước) và dự báo sẽ đạt 550.000 bao trong niên vụ này.

“Điểm đen” cà phê bẩn

Niên vụ 2015 - 2016 đang có những tín hiệu tích cực, tuy nhiên, những dự báo trong niên vụ 2016 - 2017 lại không cho thấy nhiều dấu hiệu lạc quan. Vicofa dự báo sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2016 - 2017 sẽ giảm 20 - 25% do hạn hán. Theo đó, mặt hàng chủ lực cà phê Robusta của Việt Nam sẽ giảm từ tháng 8/2016 và trong cả niên vụ tới (từ 10/2016 - 9/2017). Sản lượng cà phê Việt Nam trong niên vụ 2016 - 2017 được dự đoán đạt khoảng 26,5 triệu bao.

Vướng mắc nổi cộm nhất của cà phê Việt không phải sản lượng, giá cả, mà là chất lượng vệ sinh an toàn. 73% số mẫu cà phê bột, hòa tan được kiểm tra có đậu nành, 50% độn thêm ngô, đậu đỏ, đậu tương, 50% số mẫu cà phê có hàm lượng cafein bằng không hoặc rất thấp… là những con số phản ánh sự đáng sợ của vấn nạn cà phê “bẩn” tại cường quốc cà phê Việt Nam.

Ngay cả các “ông lớn” cà phê của Việt Nam như Nestle, Vinacafe... cũng phải thừa nhận từng bán cà phê độn. Ông Nguyễn Tân Kỷ - CEO của Vinacafe Biên Hòa mới đây cũng thừa nhận: “Thú thật cách đây 3 - 4 năm, trước sức ép của thị trường, chúng tôi từng làm ra hai sản phẩm có trộn đậu nành”.

Phó Chủ tịch Vicofa Nguyễn Nam Hải nhìn nhận: “Cà phê bẩn là vấn đề nhức nhối nhất của cà phê Việt Nam hiện tại, không chỉ gây mất niềm tin của người tiêu dùng trong nước, mất uy tín với thị trường thế giới: