Tiếp tục đổi mới hình thức bình ổn giá

(Tài chính) Năm 2014, TP. Hà Nội đã thay đổi về nguồn vốn, điểm bán hàng và hình thức triển khai chương trình bình ổn giá đã mang lại những hiệu quả thiết thực cho người dân… Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Tài chính & Đầu tư đã có cuộc phỏng vấn ông Hồ Quốc Khánh - Trưởng phòng Quản lý Thương mại - Sở Công Thương TP. Hà Nội.

Tiếp tục đổi mới hình thức bình ổn giá - Ảnh 1
Ông Hồ Quốc Khánh - Trưởng phòng Quản lý Thương mại - Sở Công Thương TP. Hà Nội.
Phóng viên: Xin ông cho bi ết chương trình bình ổn giá năm 2014 có những điểm gì mới so với những năm trước?

Ông Hồ Quốc Khnh: So với các năm trước, chương trình bình ổn giá năm nay đã đổi mới về cách thức triển khai, thực hiện theo 3 hình thức so với 1 hình thức tam ứng vốn từ ngân sách Thành phố cho các doanh nghiệp (DN) với mức lãi suất 0% như trước đây. Cụ thể, năm 2014, chương trình được thực hiện theo 3 hình thức: DN được tạm ứng vốn với lãi suất 0% từ ngân sách Thành phố; Kết nối cho DN vay vốn với lãi suất ưu đãi từ các tổ chức tín dụng; Vận động DN tham gia chương trình bình ổn giá nhưng không tạm ứng vốn. Qua đó, đã giảm đáng kể lượng vốn tạm ứng từ ngân sách Thành phố cho các DN qua các năm, cụ thể: năm 2011 là 475 tỷ đồng; năm 2012: 376 tỷ đồng; năm 2013: 318 tỷ đồng; năm 2014: 276,5 tỷ đồng. Dự kiến, tổng số vốn thực hiện chương trình bình ổn giá năm 2014 là 890 tỷ đồng. Song song với đó là tăng số lượng điểm bán hàng bình ổn giá lên nhiều hơn so với những năm trước, trong đó quan tâm hơn đến thị trường vùng ngoại thành, nông thôn, các khu công nghiệp. Năm 2014, trên 600 điểm bán hàng bình ổn giá được triển khai, trong đó giao trách nhiệm cụ thể cho các DN phát triển gần 100 điểm bán hàng bình ổn giá trên địa bàn 18 quận, huyện, thị xã.

Những nhm mặt hng no đã được lựa chn để tham gia chương trnh bình ổn giá năm nay, thưa ông?

Hàng năm, các nhóm mặt hàng được lựa chọn tham gia chương trình bình ổn giá đều là những mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, được nhân dân quan tâm cả về giá cả, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ… Đồng thời, đây là những nhóm mặt hàng mà Hà Nội không thể cung ứng đủ hoặc dễ xảy ra biến động về nguồn cung do thiên tai, dịch bệnh, mưa bão gây ra, bao gồm 9 nhóm: gạo tẻ, thịt lợn, thịt gà, trứng gà, thủy hải sản tươi sống, đông lạnh, dầu ăn, rau củ, đường và thực phẩm chế biến.

Trên cơ sở đó, năm 2014, UBND TP. Hà Nội tiếp tục thực hiện bình ổn giá đối với 7 nhóm hàng hóa, gồm: gạo tẻ, thịt lợn, thịt gà, trứng gà, thủy hải sản tươi sống, đông lạnh, dầu ăn, rau củ, để đảm bảo cân đối cung - cầu phục vụ nhu cầu của nhân dân. So với các năm trước, giảm 2 nhóm hàng thiết yếu, thực phẩm chế biến và đường ăn, do qua thực tế triển khai các năm trước cho thấy, tình hình cung - cầu năm 2014 đối với 2 nhóm hàng này lượng hàng hóa dồi dào, không xảy ra tình trạng thiếu hàng hoặc tăng giá đột biến. Ngoài ra, khuyến khích các DN chủ động tự bình ổn thêm các nhóm hàng hóa khác.

Xin cảm ơn ông!

                                                                                   Bài đăng trên Tạp chí Tài chính và Đầu tư số 10 -2014