Đội ngũ tiếp viên và lái tàu.Đội ngũ nhân viên bật đèn báo hiệu đủ điều kiện an toàn cho một chuyến tàu khởi hành.Những toa tàu du lịch của Công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội chạy tuyến Bắc – Nam đón khách tại Ga Hà Nội.Anh Võ Đức Kỷ (Trưởng tàu SE3 tuyến Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh) cùng một du khách nhí.Không gian rộng rãi trên các toa tàu tạo cảm giác thoải mái cho các em nhỏ.Nữ nhân viên phục vụ, phát báo miễn phí cho du khách trên tàu.Công ty cổ phần xe lửa Dĩ An, nơi thiết kế, chế tạo những toa xe khách theo công nghệ mới.Chi nhánh toa xe Hà Nội thuộc Công ty cổ phần Đường sắt Hà Nội là nơi sửa chữa, căn chỉnh những toa tàu.Đội kiểm tra, bảo dưỡng đường sắt đoạn đèo Hải Vân, Đà Nẵng.Chuyến tàu Thống nhất đi qua khu vực eo biển Phú Yên.Một chuyến tàu chuẩn bị cập bến ga Nha Trang.Chuyến tàu Thống nhất chạy qua đèo Hải Vân (giáp ranh giữa TP. Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế)Chuyến tàu tuyến Bắc Nam chạy song song với tuyến đường bộ địa phận eo biển Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận.Tuyến đường sắt Bắc – Nam đưa du khách đi qua những cánh đồng lúa chín vàng.

Đi dọc Việt Nam theo bánh con tàu quay

Theo Tất Sơn, Công Đạt, Thông Hải, Nguyễn Luân/vnanet.vn

Ngày 20/7/1885 chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ ga Sài Gòn, vượt Sông Vàm Cỏ Đông bằng phà tại Bến Lức, đến ga cuối cùng tại trung tâm TP. Mỹ Tho đánh dấu sự ra đời của ngành Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), một trong số ít nước có hệ thống đường sắt hiện đại khi đó. Sau hơn 132 năm phát triển, mạng lưới đường sắt chính của Việt Nam với tổng chiều dài 2600km nối liền các khu dân cư, trung tâm văn hóa nông nghiệp và công nghiệp suốt từ Bắc vào Nam. Chi phí vận doanh thấp, độ an toàn cao, thân thiện môi sinh, tiêu hao ít năng lượng và tài nguyên đất đai... là những ưu điểm nổi trội của đường sắt.

Video nổi bật