Nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng, một trong hai người còn giữ lửa cho nghề đúc đồng Ngũ Xã chia sẻ về nghề gia truyền của gia đình một cách hào hứng.Xưởng đúc đồng thủ công của gia đình ông Nguyễn Văn Ứng có hơn 30 nhân công.Ở độ tuổi “thập cổ lai hy” nhưng ông Ứng vẫn luôn mang trong mình nỗi niềm đau đáu về việc truyền lửa nghề đúc đồng của dòng họ. Không phụ lòng cha, tiếp nối truyền thống gia đình, hai người con trai Nguyễn Thanh Tuấn và Nguyễn Thành Long kế nghiệp đúc đồng với sự đam mê và lòng yêu nghề.Công đoạn vào khuôn cho sản phẩm, tùy theo nhu cầu của khách hàng mà có những loại khuôn khác nhau vô cùng đa dạng.Khi sản phẩm thô được đúc ra thì công đoạn hàn những lỗ hổng để lại trong quá trình đúc là một việc làm cần rất nhiều tỉ mỉ.Sau đó đến bước rót đồng vào khuôn và để nguội. Những người thợ thủ công say mê chạm khắc họa tiết trên bề mặt đồng.Nhiều phụ nữ cũng tìm đến xưởng đúc đồng Ngũ Xã để học và kiếm sống.Muốn sản phẩm đẹp, người thợ phải cắt, mài dũa và làm màu cho đồ đồng thêm sáng.Sản phẩm đúc đồng từ xưởng Ngũ Xã có nhiều rất nhiều loại như lọ hoa, đèn, tượng Phật…Mỗi sản phẩm là một kết quả của một quá trình lao động miệt mài và tỉ mỉ.Đồ đồng Ngũ Xã đến nay vẫn chưa bị quên lãng, thậm chí ngày càng được nhiều người biết đến, cả trong và ngoài nước. Việc kế nghiệp truyền thống đúc đồng của dòng họ như anh Long và anh Tuấn không chỉ tạo công ăn việc làm cho nhiều người mà còn gìn giữ nét tinh hoa văn hóa quý báu của dân tộc.

Đồ đồng Ngũ Xã chưa bị quên lãng

Theo langmoi.vn

Cách đây khoảng 400 năm, thợ đúc đồng ở làng gồm làng Hè, làng Giồng, làng Đi trên và làng Dí dưới thuộc tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh đã tìm đến Thăng Long Hà Nội lập nghiệp. Sau đó làng nghề mới lấy tên là Ngũ Xã để ghi dấu làng quê gốc. Họ "tụ hội" thành phường nghề riêng, gọi là phường đúc đồng Ngũ Xã, nay thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Những sản phẩm đồng của Ngũ Xã nức tiếng gần xa bởi hình thức đẹp, độc, lạ và chất lượng bền tốt.

Video nổi bật