Chiếc tàu sân bay hạng nhẹ của Viện nghiên cứu Krylov có lượng giãn nước tiêu chuẩn 37.000 tấn và lên tới 44.000 tấn khi đầy tải, chiều dài 304 m, chiều rộng 78 m, mớn nước 8,5 m; nhỏ hơn đáng kể so với chiếc Đô đốc Kuznetsov.Mặc dù vậy hệ thống động lực của con tàu mới tiên tiến hơn nhiều với 2 động cơ turbine khí công suất 81.000 KWT (110.000 mã lực), đi kèm 2 máy phát điện 32 MW, cho tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, vận tốc hành trình 16 hải lý/giờ, tầm hoạt động 8.000 hải lý, thời gian bám biển liên tục 60 ngày.Chiếc tàu sân bay hạng nhẹ trên vẫn sử dụng đường cất hạ cánh kiểu nhảy cầu, tuy nhiên nó được thiết kế tối ưu hóa cho tiêm kích hạm hạng nhẹ MiG-29K, dẫn tới số lượng máy bay mang theo lên tới 48 chiếc, nhiều hơn hẳn Đô đốc Kuznetsov.Tuy nhiên điểm độc đáo nhất trên chiếc tàu sân bay hạng nhẹ này lại nằm ở chỗ nó có một khoang đổ bộ ngập nước cùng cửa mở phía đuôi, cho phép triển khai xuồng đệm khí cùng xe thiết giáp lưỡng cư.Ý tưởng kết hợp cả tàu sân bay lẫn tàu đổ bộ tấn công trong một thiết kế duy nhất được kỳ vọng sẽ giúp Hải quân Nga tiết kiệm ngân sách khi không phải đóng hai lớp tàu riêng biệt.Nhưng thật bất ngờ sau những lời trầm trồ ban đầu đã xuất hiện rất nhiều ý kiến cho rằng mẫu tàu sân bay hạng nhẹ kiêm tàu đổ bộ tấn công này không hợp lý khi gom các chức năng trên vào trong một thiết kế.Khi thiết kế khoang đổ bộ dành cho xe thiết giáp và xuồng đệm khí thì dĩ nhiên phần không gian hầm chứa máy bay sẽ chẳng còn, khiến chúng phải bố trí trên đường băng, gây ảnh hưởng đến khung thân vì sự ăn mòn của muối biển.Khi mang theo phương tiện đổ bộ cũng như lính thủy đánh bộ thì trên tàu sẽ phải có kho nhiên liệu riêng, đi kèm với kho vũ khí và nơi ăn nghỉ cho vài trăm quân nhân, điều này sẽ gây ra xung đột lợi ích giữa các chức năng.Với 48 máy bay các loại thì lượng nhiên liệu đặc biệt cần dự trữ cho chúng sẽ rất lớn, không thể chia sẻ không gian kho xăng dầu cho xe thiết giáp đổ bộ cũng như phân chia khoang vũ khí riêng.Nếu chế tạo một con tàu lưỡng dụng như trên thì có thể còn gây lãng phí lớn hơn, đó là lý do vì sao Hải quân Tây Ban Nha hay Australia có tàu đổ bộ cỡ lớn với đường cất hạ cánh kiểu nhảy cầu nhưng họ chưa hề dự định hoán cải chúng thành tàu sân bay hạng nhẹ.Cuối cùng, vấn đề quan trọng nhất đối với Hải quân Nga trong lúc này đó là năng lực chế tạo những con tàu lớn với lượng giãn nước khoảng 8.000 tấn đã gần như là bất khả thi với họ chứ chưa nói đến tàu hàng vạn tấn.Thậm chí mới đây trong quá trình đại tu sửa chữa lớn, chiếc tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga là Đô đốc Kuznetsov còn gặp phải sự cố nghiêm trọng dẫn tới thủng sàn tàu vì bị cần cẩu đổ trúng.Khi sửa chữa một con tàu cũ người Nga còn phải chật vật tới vài năm mà vẫn chưa biết đến bao giờ mới đưa được nó quay lại hạm đội thì việc đóng tàu sân bay mới càng trở nên bất khả thi.Với những lý do trên, ý tưởng chế tạo tàu sân bay kiêm tàu đổ bộ tấn công của Viện thiết kế Krylov đang đứng trước nguy cơ "chết yểu" rất rõ ràng.

Nguy cơ “chết yểu” của tàu sân bay kiêm tàu đổ bộ tấn công độc đáo của Nga

Theo Việt Dũng/anninhthudo.vn

Chế tạo một tàu sân bay hạng nhẹ có thể kiêm nhiệm chức năng của tàu đổ bộ tấn công là một ý tưởng rất độc đáo vừa được Viện nghiên cứu Krylov của Nga giới thiệu.

Video nổi bật