Cận cảnh mâm lễ vật cúng bản của người Cống. Mâm lễ vật này được chuẩn bị ở nhà thày mo.Thày mo làm lễ tại nhà trước khi lên vùng đất linh thiêng để làm lễ cúng bản.Người Cống rời nhà thày mo cùng lễ vật dâng lên hai vị thần nước và thần rừng.Ngoài đồ lễ được thày mo chuẩn bị, họ cũng mang theo gạo, gà và lợn để tế thần linh.Người Cống phát quang khu đất thiêng nơi có nguồn nước dẫn về bản.Trước khi làm lễ, trai bản dựng ngôi nhà nhỏ để đón thần linh về chứng kiến lễ cúng của họ.Thày mo đọc bài khấn đầu tiên trong lễ cúng để mời thần linh về cho dân bản làm lễ.Thày mo giết gà làm vật tế cầu vị thần linh che chở cho bản làng của họ được an lành.Sau phần tế lễ họ cũng chuẩn bị đồ chín để cúng tạ ơn các vị thần.Trai bản giúp thày mo chuẩn bị lễ vật để làm lễ cúng.Thày mo rót rượu mời các vị thần sau khi thực hiện xong bài khấn.Xem bói từ gan là phần rất quan trọng của lễ cúng bản. Qua những đặc điểm của lá ga vừa tế thần, thày mo sẽ nói cho dân bản về kết quả của buổi lễ.Lễ cúng bản của người Cống chỉ dành cho đàn ông. Họ sẽ ăn uống theo cách thức cổ xưa như ông bà tổ tiên của họ ngay tại vùng đất thiêng của bản.Dấu hiệu cấm bản của người Cống. Từ lúc những “chiếc khiêng” này được cắm xuống, bản Nậm Pục sẽ nội bất xuất ngoại bất nhập.

Nguyên sơ lễ cúng bản người Cống

Theo Việt Cường/vnanet.vn

Người Cống là dân tộc thiểu số ở Việt Nam với số dân khoảng hơn 2000 người. Cư trú chủ yếu tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, dẫu ít người nhưng họ vẫn giữ được nhiều nét văn hóa rất độc đáo. Ngoài kho tàng truyện thần thoại, ngụ ngôn phong phú được dùng trong đời sống hàng ngày, tục cúng bản được coi là hoạt động nguyên sơ và đặc sắc nhất mà người Cống vẫn giữ được vẹn nguyên. Không dừng lại ở những thủ tục tâm linh, lễ cúng bản còn là một hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn kết mọi người trong bản.

Video nổi bật