Những cây di sản ở huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) gồm một cây phong ba trên xã đảo Song Tử Tây, một cây bàng vuông trên đảo Nam Yết, hai cây mù u trên xã đảo Sinh Tồn và đảo Sơn Ca. Bốn cây này được Hội đồng cây di sản Việt Nam công nhận năm 2014, đều là những cây "đặc trưng" của Trường Sa.Hoa phong ba nở thành cụm, màu trắng nhỏ chỉ 5 mm. Quả màu xanh lục, dưới nắng gió Trường Sa có thể ngả màu vàng hoặc nâu.Đàn bò nằm nghỉ dưới bóng mát của phong ba. Song Tử Tây là đảo duy nhất trên quần đảo có một đàn bò 5 con sinh sống.Cây bàng vuông 8 nhánh có tuổi thọ khoảng 300 năm, cao 15 m, tán rộng hơn 30 m phủ bóng trên đảo Nam Yết.Do bị sâu bệnh và già, một nhánh đã chết.Mỗi lần chào cờ, bộ đội duyệt hàng ngũ một vòng quanh sân chính, qua gốc bàng vuông.Giờ thể dục, thể thao của chiến sĩ trên đảo cũng diễn ra dưới gốc bàng vuông.Khách đến thăm đảo đều thích ngồi chơi, chụp hình lưu niệm dưới bóng mát của bàng vuông.Quả bàng vuông thường được chiến sĩ ươm thành cây con để trồng trên đảo, gây giống mang sang đảo khác hoặc đưa về đất liền. Hoa bàng vuông giống như hoa quỳnh, chỉ nở vào ban đêm và tàn vào sáng sớm hôm sau.Cây mù u che trọn công viên thanh niên trên đảo Sơn Ca. Dưới tán cây, bộ đội để bàn ghế đá, dựng hai nhà chòi dùng làm nơi tiếp khách, uống nước, ngồi đọc sách.Đây cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động giao lưu của lính đảo với khách từ đất liền ra thăm. Trong ảnh, họa sĩ Đỗ Khải (Hội Văn học Nghệ thuật Hải Dương) vẽ chân dung tặng cán bộ, chiến sĩ đảo Sơn Ca.Quả mù u màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng. Những cây cổ thụ có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa, sinh học, cảnh quan môi trường, là "nhân chứng" khẳng định chủ quyền liên tục của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.

Những cây di sản ở Trường Sa

Theo Hoàng Phương/vnexpress.net

Tán bàng vuông, mù u hàng trăm năm tuổi tỏa bóng mát cho bộ đội đọc sách, chơi thể thao, trò chuyện với khách.

Video nổi bật