Ông Trần Đức Vân gần 40 năm chở thuyền trên dòng sông Vân phục vụ du khách đi tham quan Tam Cốc-Bích Động.Ông Lâm và ông Hưng đã sống gần 20 năm ở xóm nhà thuyền đoạn gần cầu Long Biên trên sông Hồng. Họ ngồi tâm sự trong chiếc thuyền, cũng chính là phương tiện để đi đánh cá, kéo vó tôm dọc sông Hồng.Anh Nguyễn Văn Đáng đeo mặt nạ để chuẩn bị mò phế liệu trên sông Thái Bình (đoạn phường Ngọc Châu, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương). Anh làm công việc lặn mò phế liệu trên dòng sông này đã 18 năm qua.Người phụ nữ xứ Đoài lặn mò con cua, con ốc trên dòng sông Đáy.Người dân đang thu hoạch cá trong các lồng nuôi trên sông Đà. Họ là những người đã gắn bó với con sông này bao năm qua.Nhóm phụ nữ ngày ngày dầm mình, bơi bè mảng bằng xốp ra bãi đầm phá cuối sông Hồng (Giao Thủy, Nam Định) để vớt rong câu.Ông Nguyễn Văn Thìn, ở xã Đức Giang, Yên Dũng, Bắc Giang được người dân trong vùng gọi là “rái cá”, vì bơi lặn giỏi, ông có thâm niên hơn 30 năm lặn mò trai trên sông Thương.Người lái đò đang sửa lại con thuyền chở khách bên bến Tràng An.Một chủ thuyền bán trái cây ở chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ). Chợ nổi là một hình thức sinh hoạt mua bán đặc sắc của người dân miền Tây Nam bộ bao đời nay.

Những dòng sông cưu mang đời người

Theo Văn Thu Hường/sgtiepthi.vn

Những khúc sông hiền hòa ở khắp miền đất nước là nơi nuôi sống nhiều người. Có người ngày ngày chèo những chuyến đò đưa khách qua sông, có người lặn mò tận đáy sông kiếm con sò, con ốc… để nuôi sống mình và gia đình. Nhiều người lại buôn bán hàng hóa trên những chiếc thuyền và mong một ngày cuộc sống đỡ chật vật hơn. Sông nước, thuyền chài và những vật dụng mưu sinh gắn bó với họ như hình với bóng, không thể tách rời.

Video nổi bật