Mặc dù đã hơn 1 tháng trôi qua nhưng các tranh cãi xung quanh trận không chiến giữa tiêm kích Ấn Độ và Pakistan trên bầu trời đường phân giới LoC hôm 27/2 vẫn chưa kết thúc.Trong sự kiện trên, phía Pakistan tuyên bố tiêm kích JF-17 của họ đã bắn rơi 2 máy bay chiến đấu Ấn Độ gồm 1 chiếc MiG-21 Bison cùng 1 tiêm kích Mirage 2000.Về phía Ấn Độ, họ cũng cho biết đã bắn hạ 1 tiêm kích của Không quân Pakistan, đó chính là chiến đấu cơ hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon do Mỹ sản xuất.Thông tin trên của Ấn Độ đã gây ra sự xôn xao trên các phương tiện truyền thông, bởi nếu thực sự những gì New Delhi nói là chính xác thì Pakistan sẽ bị Mỹ áp đặt biện pháp trừng phạt.Lý do là bởi khi bán F-16 cho quốc gia Nam Á này, Washington đã quy định rõ Islamabad chỉ được sử dụng để bảo vệ không phận, trong trường hợp triển khai ngoài biên giới thì chỉ được phép tấn công phiến quân khủng bố.Do vậy nếu theo cáo buộc của New Delhi là tiêm kích F-16 của Pakistan đã vượt qua đường phân giới LoC để tiến vào lãnh thổ Ấn Độ thì rõ ràng đã vi phạm thỏa thuận với Mỹ.Tuy nhiên ở chiều ngược lại, Pakistan bác bỏ mọi lập luận mà Ấn Độ đưa ra, họ cho rằng New Delhi không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào về việc F-16 đã được sử dụng.Thậm chí tại vị trí xác chiếc MiG-21 Bison bị rơi, binh lính Pakistan đã tìm được đầy đủ 4 quả tên lửa không đối không, điều này nghĩa là chiếc tiêm kích bị hạ khi chưa kịp bắn quả đạn nào.Điều này trái ngược hoàn toàn với tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, đó là trước khi chiếc MiG-21 Bison của họ bị bắn rơi thì nó đã kịp hạ một chiến đấu cơ F-16 của Pakistan.Tưởng như sự việc trên đã tạm lắng thì mới đây Ấn Độ lại tiếp tục tuyên bố rằng họ sẽ sớm cung cấp cho Mỹ bằng chứng khẳng định tiêm kích F-16 đã được Pakistan sử dụng để chống lại họ.Có vẻ như sự nhẫn nhịn của Pakistan đã kết thúc, khi giới chức quân sự nước này mới đây đã đăng đàn và đưa ra một tuyên bố rất rắn trước phản ứng của Ấn Độ.Bộ Quốc phòng Pakistan cho rằng khi phát hiện chiếc MiG-21 Bison của Ấn Độ thì toàn bộ tiêm kích của họ đã được lệnh cất cánh, bao gồm cả JF-17 Thunder lẫn F-16 Fighting Falcon.Do máy bay Ấn Độ đã xâm nhập không phận Pakistan nên việc nó bị bắn rơi bởi tiêm kích JF-17 hay F-16 đi nữa thì cũng chẳng có gì là quan trọng, bởi đây là hành động tự vệ chính đáng.Có lẽ tuyên bố trên của Pakistan sẽ chấm dứt được tranh cãi lâu nay giữa hai quốc gia Nam Á thù địch liên quan tới vụ đụng độ cách đây đã hơn 1 tháng.

Phản ứng không ngờ của Pakistan trước cáo buộc "dùng F-16 trái phép"

Theo Việt Dũng/anninhthudo.vn

Trong hợp đồng bán tiêm kích F-16 cho Pakistan, Mỹ quy định rõ quốc gia Nam Á chỉ được dùng chiến đấu cơ này ngoài biên giới khi chống lại các phần tử khủng bố.

Video nổi bật