Trong suốt hai tháng 3 - 4 / 2018, nhiều hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận như hồ Phước Nhơn (xã Phước Trung, huyện Bác Ái) đã cạn kiệt nước, khiến cho cây trồng khô héo, đàn gia súc của các hộ dân đang chật vật tìm thức ăn. Ảnh: Trọng ChínhĐàn cừu hơn 1000 con của ông Trần Cao Hòa, được anh Đào Quang Lơ lùa đi chăn sớm, để chúng kiếm được nhiều thức ăn hơn. Ảnh: Nguyễn LuânVào mùa khô, ở vùng tâm hạn của Ninh Thuận như hai thôn Đồng Dày và Tham Dú (xã Phước Trung, huyện Bác Ái), những người chăn cừu như Anh Đào Quang Lơ phải lùa cừu vào tận thung lũng dưới chân núi khoảng 10km với hy vọng là đi càng xa càng dễ kiếm được thức ăn cho chúng. Ảnh: Trọng Chính.Kiểm tra số lượng đàn cừu ở một nông trại cừu sau một ngày đi kiếm ăn xa trở về chuồng. Ảnh: Trọng ChínhHiện có khoảng 900ha diện tích nuôi tôm sinh học trên cát ở Ninh Thuận, trong đó tập trung nhiều nhất ở xã Phước Dinh (huyện Ninh Phước). Ảnh: Nguyễn LuânTrang trại trồng măng tây có diện tích 2ha xanh giữa vùng cát trắng (thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước) theo tiêu chuẩn VietGAP của Công ty Linh Đan. Ảnh: Nguyễn LuânVợ chồng ông Hùng Ky, bà Từ Thị Hẹn, một gia đình người dân tộc Chăm nổi tiếng nhờ trồng măng tây thu được lợi nhuận cao. Ảnh: Trọng ChínhMăng tây thành phẩm ở Ninh Thuận với giá thành dao động từ 60.000 – 90.000, hiện là nông sản mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Ảnh: Nguyễn LuânNhững trang trại nho ở Ninh Thuận hiện đang góp phần nâng cao giá trị sản phẩm từ cây nho cũng như mang lại một hình thức du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong hành trình khám phá Ninh Thuận. Ảnh: Trọng ChínhÔng Nguyễn Văn Mọi, người nông dân thuần hậu của vùng đất khát là chủ trang trại nho Ba Mọi nổi tiếng nhất Ninh Thuận. Ảnh: Trọng ChínhTrang trại nho Ba Mọi đón trung bình 1.000 khách mỗi tháng đến tham quan và mua các đặc sản tại đây. Ảnh: Nguyễn LuânDu khách tự do tham quan, thưởng thức nho ngay tại vườn nhà chị Nguyễn Thị Phượng ở làng nho Thái Ân (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải). Ảnh: Trọng ChínhRượu vang Phan Rang, một sản phẩm chất lượng và nổi tiếng mang thương hiệu Trang trại Ba Mọi. Ảnh: Nguyễn LuânAnh Lê Tuấn Khanh đang thực hiện công đoạn chiết xuất và đóng nắp sản phẩm siro nho Phan Rang tại trang trại nho Ba Mọi với công suất 300 chai/1 ngày. Ảnh: Trọng Chính

Trên vùng đất hạn Ninh Thuận

Theo Trọng Chính, Nguyễn Luân/vnanet.vn

Từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm là mùa khô hạn nhất ở tỉnh Ninh Thuận, biến vùng đất này thành một tiểu sa mạc, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trong cuộc mưu sinh trên đất đai khô cằn, người dân Ninh Thuận đã ứng phó với biến đổi khí hậu, phủ lên vùng đất khô hạn đầy nắng gió này một màu xanh của sự phát triển.

Video nổi bật