Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp da giày từ áp dụng ISO 14051

PV.

Hiện nay, các doanh nghiệp da – giầy Việt Nam đang quan tâm rất nhiều về kinh nghiệm quản lý sản xuất, đặc biệt là vấn đề chi phí sử dụng nguyên liệu, cũng như chi phí vận hành trong quá trình sản xuất. ISO 14051 là một trong những công cụ giúp cho doanh nghiệp da – giầy Việt Nam đạt được những mục tiêu đó, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp da – giầy trong xu thế hội nhập.

Thời gian tới, để nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, ngành da giầy cần đầu tư công nghệ mới, giảm chi phí hao hụt trong sản xuất, áp dụng, khoa học công nghệ, cần xem trọng yếu tố vật tư đầu vào.
Thời gian tới, để nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, ngành da giầy cần đầu tư công nghệ mới, giảm chi phí hao hụt trong sản xuất, áp dụng, khoa học công nghệ, cần xem trọng yếu tố vật tư đầu vào.

Theo nhận định của Hiệp hội Da giầy – túi xách Việt Nam, với thế mạnh là một trong những ngành kinh tế thu hút hàng nghìn doanh nghiệp, ngành công nghiệp da – giầy đang trên đà tăng trưởng trong những năm qua. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp da giầy trong xu thế hội nhập, áp dụng ISO 14051 trong sản xuất da – giày là rất cần thiết.

ISO 14051 là tổng hợp của rất nhiều công cụ quản lý nhỏ, trước đây các doanh nghiệp đang thực hiện rất nhiều riêng rẽ các công cụ khác nhau như ISO 9001, mô hình Lean, 5S, Kaizen… Hiện nay, có hệ thống ISO 14051 là điều kiện tích hợp rất nhiều các công cụ nhỏ, giúp cho doanh nghiệp có cách nhìn và thực hiện tổng thể đỡ lãng phí và tiết kiệm được chi phí thời gian để triển khai.

Trên thực tế, các doanh nghiệp da – giầy Việt Nam đang quan tâm rất nhiều về kinh nghiệm quản lý sản xuất, đặc biệt là vấn đề chi phí sử dụng nguyên liệu, cũng như chi phí vận hành trong quá trình sản xuất. ISO 14051 là một trong những công cụ giúp cho doanh nghiệp thực hiện được vấn đề đó.

ISO 14051 là tổng hợp của rất nhiều công cụ quản lý nhỏ, trước đây các doanh nghiệp đang thực hiện rất nhiều riêng rẽ các công cụ khác nhau như ISO 9001, mô hình Lean, 5S, Kaizen… hiện nay có hệ thống ISO 14051 là điều kiện tích hợp rất nhiều các công cụ nhỏ, giúp cho doanh nghiệp có cách nhìn và thực hiện tổng thể đỡ lãng phí và tiết kiệm được chi phí thời gian để triển khai.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong nước đã mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, tăng cường thiết kế mẫu, tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nhiều thương hiệu giầy Việt: VINA Giầy, T&T, Biti’s, Bita’s, Asia Shoes, giầy Hồng Thạnh… đã được người tiêu dùng biết đến.

Theo đánh giá của giới chuyên gia ngành da giầy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA)… Tuy nhiên, việc nắm bắt cơ hội từ những doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. Trong khi, dưới sự tác động của việc Ký kết các hiệp định thương mại EVFTA, CPTPP…chính là cơ hội vàng cho doanh nghiệp.

Theo “Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam thời kì 2011 - 2020 tầm nhìn 2030” và “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da giày Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”, Chính phủ đặt mục tiêu, Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành Da - Giầy giai đoạn 2020 - 2025 đạt 8,2%/năm; Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2020 là 25 tỷ USD, năm 2025 là 37 tỷ USD. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành da giầy có thể tăng lên khoảng 30 - 50% đối với thị trường châu Âu thời gian tới, điều đó cho thấy doanh nghiệp nước ngoài họ nắm bắt cơ hội rất tốt.

Để đạt được các mục tiêu đó, Hiệp hội Da giầy – túi xách Việt Nam cho rằng, thời gian tới, để nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, ngành da giầy cần đầu tư công nghệ mới, giảm chi phí hao hụt trong sản xuất, áp dụng, khoa học công nghệ, cần xem trọng yếu tố vật tư đầu vào. Tiếp theo đó, xu hướng tự động hóa là rất cần thiết ngoài gia tăng năng suất lao động còn giảm đi chi phí sản xuất rất nhiều, giảm chi phí lao động.

Bên cạnh đó, đầu tư công nghệ về quản lý, hệ thống thống kê số liệu phải liên tục theo thời gian để xử lý vấn đề, trong quá trình sản xuất cần áp dụng rất nhiều công cụ quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất, trong công cụ quản lý này có thể kể đến ISO 9001, ISO 14051… Những ngoài công cụ này phải cơ cấu lại hệ thống sản xuất của mình, đào tạo cán bộ quản lý sản xuất.