Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa phát triển thanh toán điện tử

Thái Hằng

(Tài chính) Chia sẻ về điều này, bà Lorijon Bacchi, Giám đốc khu vực của Visa tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết, các sản phẩm thanh toán điện tử tại Việt Nam đã đóng góp 1,2 tỷ USD (tương đương 25 nghìn tỷ đồng) cho GDP Việt Nam.

Việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ sẽ ngày càng trở nên cần thiết đối với các doanh nghiệp. Nguồn: Internet
Việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ sẽ ngày càng trở nên cần thiết đối với các doanh nghiệp. Nguồn: Internet

Lợi ích lớn từ thanh toán điện tử

Bà Lorijon Bacchi, Giám đốc khu vực của Visa tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết, đã không

Ngân hàng Thế Giới cho biết 79% người dân Việt Nam hiện đang không có một tài khoản tại một tổ chức tài chính uy tín nào. Điều này cũng có nghĩa là nền kinh tế sẽ phát triển tốt hơn nếu chúng ta có thể kết nối họ với thanh toán điện tử.
Bà Lorijon Bacchi, Giám đốc khu vực của Visa tại Việt Nam, Campuchia và Lào.
còn xa lạ khi nền kinh tế tại nhiều quốc gia được mô tả là “xây dựng dựa trên những doanh nghiệp quy mô nhỏ”. Nhưng có lẽ không đâu bằng Việt Nam, điều này thực sự đúng. Ngay sau khi chính sách “Đổi Mới” bắt đầu được thực thi từ cuối những năm 1980, nhiều doanh nghiệp đã được thành lập, từ đó tạo nên một số lượng lớn các doanh nghiệp ở mọi quy mô và loại hình hoạt động khác nhau chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Ngày nay, các doanh nghiệp nhỏ đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế và văn hóa Việt Nam.

Tại Việt Nam, ước tính hiện nay có hơn 600 nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoạt động của mô hình này đã mang lại nhiều cơ hội cho nguồn nhân lực Việt Nam, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng đáng kể sự phụ thuộc của nền kinh tế vào tiền mặt, do hầu hết các doanh nghiệp nhỏ không có đủ cơ sở hạ tầng hoặc nguồn vốn cần thiết để thiết lập một hệ thống thanh toán điện tử bằng thẻ. Từ những rào cản gia nhập mạng lưới thanh toán điện tử kể trên, nhiều doanh nghiệp khắp cả nước đã không thể tiếp cận các lợi ích mà thương mại điện tử mang lại, bao gồm: tăng số lượng giao dịch và sự hài lòng của khách hàng; bảo đảm thanh toán an toàn, chống gian lận; đơn giản hóa việc tính toán, quản lý dòng vốn tốt hơn và giảm rủi ro liên quan tới thống kê, lưu giữ, trao đổi và vận chuyển tiền mặt.

Một nghiên cứu của Visa do Tổ chức Moody’s Analytics thực hiện cho thấy sự phổ biến của các sản phẩm thanh toán điện tử tại Việt Nam đã đóng góp 1,2 tỷ USD cho GDP Việt Nam. Không thể phủ nhận những lợi ích mà thanh toán điện tử mang lại, cũng giống như tầm quan trọng của việc duy trì một thị trường mở nhằm khuyến khích cạnh tranh và sự đổi mới trong ngành công nghiệp.

79% người dân không có một tài khoản uy tín

Dữ liệu từ Ngân hàng Thế Giới cũng cho biết 79% người dân Việt Nam hiện đang không có một tài khoản tại một tổ chức tài chính uy tín nào. Điều này cũng có nghĩa là nền kinh tế sẽ phát triển tốt hơn nếu chúng ta có thể kết nối họ với thanh toán điện tử.

Nhằm thúc đẩy sự phát triển của thanh toán điện tử tại Việt Nam, Visa đã cung cấp những giải pháp tiên tiến mới như dịch vụ thanh toán điện tử bằng thiết bị di động - Mobile Point-of-Sale (gọi tắt là mPOS) có thể góp phần gia tăng đáng kể số lượng doanh nghiệp Việt Nam chấp nhận thanh toán bằng thẻ; từ đó, đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế nội địa nói chung. Thay vì phải lắp đặt thiết bị POS cố định theo phương pháp truyền thống, dịch vụ mPOS sử dụng một đầu đọc thẻ nhỏ gắn vào điện thoại smartphone. Sau khi đã được cài đặt, mPOS cho phép các doanh nghiệp chấp nhận thanh toán điện tử một cách an toàn và hiệu quả.

Mới đây, Visa đã phối hợp cùng ngân hàng VietinBank và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ra mắt dịch vụ mPOS, nhằm khắc phục các hạn chế trong thanh toán điện tử theo phương pháp truyền thống; đồng thời gia tăng số lượng người sử dụng thanh toán điện tử, giúp các doanh nghiệp mở rộng, phát triển kinh tế và hỗ trợ NHNN hiện thực hóa mục tiêu giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào tiền mặt.

Theo bà Lorijon Bacchi, có hai lợi ích chính mà mPOS sẽ mang lại cho doanh nghiệp. Thứ nhất, việc lắp đặt mPOS sẽ tiết kiệm nhiều chi phí hơn so với một hệ thống POS cố định, giúp giảm đáng kể các rào cản gia nhập mạng lưới thanh toán điện tử đối với hàng trăm nghìn doanh nghiệp Việt Nam. Với sự thâm nhập và tăng trưởng nhanh chóng của điện thoại di động smartphone tại Việt Nam, giá thành của các thiết bị cầm tay này đang tiếp tục trên xu hướng giảm. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã có sẵn nền tảng cần thiết để sử dụng mPOS, hoặc họ chỉ cần đầu tư vài triệu đồng cũng có thể sở hữu một chiếc smartphone để tích hợp dịch vụ.

Thứ hai, do các thiết bị di động có thể kết nối Internet 3G hoặc Wi-Fi nên tính lưu động được tăng cao hơn so với phương pháp thanh toán truyền thống. Điều này rất quan trọng đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn như các chủ gian hàng tại chợ với cơ sở vật chất thiết lập tạm thời hay những đơn vị cung cấp dịch vụ tận nơi cho khách hàng.

Trong bối cảnh NHNN dự kiến sẽ ban hành nghị định “Thanh toán không dùng tiền mặt”, việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ sẽ ngày càng trở nên cần thiết đối với các doanh nghiệp để có thể tiếp tục hoạt động trên thị trường. Ở nhiều nơi khác trên thế giới, sự phổ biến của mPOS, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đang chuyển dịch xu hướng thương mại từ sử dụng thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán điện tử.”Với mPOS, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có một công cụ mới, hỗ trợ họ trên con đường phát triển. Tại Visa, chúng tôi mong muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam trên hành trình này”, bà Lorijon Bacchi cam kết.

Từ năm 2011 đến năm 2012, số lượng của các điểm thanh toán mPOS được vận hành trên toàn thế giới tăng 111%, từ 4,5 triệu tới 9,5 triệu điểm, dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên mức 38 triệu điểm vào năm 2017.
Nguồn: Visa