Sự kiện kinh tế - tài chính thế giới tuần từ 9-14/11/2015

Theo Trung tâm Thông tin và Dịch vụ Tài chính

KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI

Nội dung

Chú thích

Tăng trưởng

Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) ngày 6/11 dự báo tăng trưởng GDP ở khu vực Trung Á và Đông Nam Âu:

(i) Trung Á: 3,8% vào năm 2015 và 3,9% vào năm 2016, giảm mạnh so với mức tăng trưởng thực tế 6% năm 2014.

+ Kazakhstan: 1,2% năm 2015 và lên 1,5% trong năm 2016.

+ Kyrgyzstan: 5% năm 2015 và 3,9% năm 2016

+ Tajikistan: 5% năm 2015 và 4,5% năm 2016.

+ Turkmenistan: 8,5% trong năm 2015 và 2016.

+ Uzbekistan: 7,5% năm 2015 và 7,2% năm 2016.

(ii) Đông Nam Âu: Năm 2015 sẽ là năm thứ 5 liên tiếp các nước trong khu vực phải đối mặt với chiều hướng tăng trưởng chậm.

+ Ukraine: Giảm 11,5% trong năm 2015.

+ Hy Lạp: Giảm 2,4% vào năm 2016.

OECD công bố dự báo tăng trưởng GDP của các nền kinh tế (9/11), cụ thể:

Toàn cầu: 2,9% trong năm 2015, 3,3% trong năm 2016 và 3,6% trong năm 2017.

Eurozone: 1,5% năm 2015 (dự báo trước là 1,6%); 1,8% năm 2016 (dự báo trước là 1,9%) và 1,9% năm 2017.

Ấn Độ: 7,2% trong tài khóa 2015 (kết thúc vào tháng 3/2016), 7,3% trong tài khóa 2016 và 7,4% trong tài khóa 2017.

Hàn Quốc: 2,7% năm 2015 (dự báo tháng 6/2015 là 3%), 3,1% năm 2016 (dự báo trước trước đó là 3,6%).

Mỹ: 2,5% năm 2015 (tăng so với dự báo 2,4% trong tháng 9); 2,4% năm 2016 (dự báo trước là 2,5%) và 2,4% năm 2017.

Nhật Bản: 0,6% năm 2015; 1,0% năm 2016 (dự báo trước là 1,2%) và 0,5% năm 2017.

Trung Quốc: 6,8% năm 2015 (dự báo trước là 6,7%); 6,5% năm 2016 và 6,2% năm 2017.

Conference Board dự báo GDP toàn cầu (9/11), cụ thể:

+ Năm 2016: Đạt 2,8%, thấp hơn so với mức 2,5% dự kiến của năm 2015 và mức trung bình 3,3% giai đoạn 2010 - 2014.

+ Giai đoạn 2016 - 2020: Đạt trung bình 3,1%, nhờ tăng cường áp dụng công nghệ và đổi mới sản xuất.

+ Giai đoạn 2021 - 2025: Giảm xuống 2,8%, do dân số lão hóa dẫn đến lực lượng lao động mỏng tại tất cả các nền kinh tế chủ chốt.

NHTW Anh (BoE) điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Anh (5/11), ở mức 2,7% năm 2015 và 2,5% năm 2016, thấp hơn mức dự báo đưa ra tháng 8/2015 (lần lượt ở mức 2,8% và 2,7%).

Tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong quý 3/2015 ở mức -0,2% do đầu tư máy móc thiết bị và chi tiêu cá nhân đều sụt giảm (GDP trong quý 2 là -1,2%). Như vậy, Nhật Bản sẽ rơi vào suy thoái kinh tế kỹ thuật sau 2 quý liên tiếp GDP tăng trưởng âm. (Theo Reuters).

Dự trữ vốn

Ngày 9/11, Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB), cơ quan tư vấn uy tín cho Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), đã đưa ra các đề xuất cuối cùng cho các ngân hàng lớn nhất thế giới:

- Tăng dự trữ tiền mặt tới 1.100 tỷ euro (1.200 tỷ USD) để ứng phó bất kỳ một cuộc khủng hoảng tài chính nào trong tương lai.

- Đến năm 2019, 30 ngân hàng lớn nhất thế giới (G-SIB) cần thiết lập đệm vốn (nguồn vốn dự phòng để trả các khoản nợ xấu) tương đương 16% giá trị tài sản và tăng lên 18% vào năm 2022.

Dầu

IMF dự báo:

Kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ của các nước GCC trong năm 2015 sẽ chỉ ở mức 275 tỷ USD, thấp hơn năm 2014, do giá dầu giảm hơn một nửa kể từ đầu năm 2014.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo:

+ Trong năm 2015, mức đầu tư vào công nghiệp khai thác dầu thô sẽ giảm hơn 20% và tiếp tục giảm trong năm 2016.

+ Giá dầu thô thế giới trong 5 năm tới sẽ dần được cải thiện, tăng lên mức 80 USD/thùng.

+ Nhu cầu tiêu thụ cũng sẽ tăng lên mức 900.000 thùng/ngày vào năm 2020 và tăng dần lên 103,5 triệu thùng/ngày đến năm 2040. Trong 25 năm tới, mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu sẽ tăng khoảng 25%, tập trung chủ yếu ở các nước mới nổi; trong khi các nước EU sẽ giảm khoảng 15%, Nhật Bản giảm khoảng 12% và Mỹ giảm 3%, do các nước này chú trọng sử dụng nhiên liệu ít carbon hơn.

OPEC:

Tuy sản lượng dầu thô của OPEC trong tháng 10/2015 giảm 256.000 thùng/ngày xuống 31,38 triệu thùng/ngày, song sản lượng của khối vẫn vượt nhu cầu 500.000 thùng/ngày trong năm 2016.

Giá dầu

Ngày 13/11, giá dầu giảm lần thứ 7 trong 8 phiên gần đây. Chốt phiên, giá dầu giao kỳ hạn tháng 12/2015:

+ WTI giao tại New York giảm 1,01 USD, tương đương 2,4%, xuống 40,74 USD/thùng;

+ Brent giao tại London giảm 45 cent, tương đương 1%, xuống 43,61 USD/thùng.

Như vậy, tính chung cả tuần, WTI giảm 7,9% và Brent giảm 8,2%, ghi nhận tuần giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 3/2015. Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà đầu tư lo ngại tình trạng tiếp tục thừa cung:

+ Theo Reuters, thị trường dầu thô đang trong tình dư cung 0,7 - 2,5 triệu thùng/ngày.

+ Số giàn khoan dầu đang hoạt động của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 13/11 tăng 2 giàn, lên 574 giàn, sau khi giảm 10 tuần liên tiếp (Theo công ty Baker Hughes).

+ Lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 6/11 tăng 4,2 triệu thùng, cao gấp 4 lần so với dự báo (Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA).

+ Dự kiến, trong tháng 11/2015, Iraq sẽ xuất sang Mỹ gần 20 triệu thùng dầu, cao hơn 40% so tháng 10 (Theo Reuters).

Chứng khoán

Trong tuần, thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm do lo ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc và thị trường chứng khoán kéo giảm giá tài sản toàn cầu.Cụ thể:

+Dow Jones giảm 3,7%, xuống17.245,24 điểm.

+S&P 500 giảm 3,6% xuống,2,023,04 điểm.

+Nasdaq Composite giảm 4,3%,xuống 4.927,88 điểm.

Tính chung cả tuần, chứng khoán châu Á giảm điểm, MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm 1,02%, xuống 132,20 điểm. Các thị trường chính:

+ Nikkei 225 (Nhật Bản) giảm 0,65%, xuống 19.596,91điểm;

+ Shanghai Composite (Trung Quốc) giảm 0,35%, xuống 3.580,84 điểm;

+ Hang Seng (Hong Kong) giảm 0,22%, xuống 22.396,14 điểm;

+ Kospi (Hàn Quốc) giảm 3,14%, xuống 1.973,29 điểm;

+ S&P/ASX 200 (Australia) giảm 1,53%, xuống 5.051,255 điểm.

Châu Âu

Trong năm 2014, EU đã chi lãng phí tới 6,3 tỷ euro (6,8 tỷ USD) cho các khoản như: Đầu tư xây dựng các sân bay nhưng không sử dụng; hỗ trợ chi trả cho viêc thu hồi đất nông trại ở Tây Ban Nha chỉ để làm một tuyến đường ô tô. Mặc dù, tỷ lệ chi sai của EU đã giảm xuống 4,4% (trong ngân sách trị giá 142,5 tỷ euro năm 2014), thấp hơn so với mức 4,5% trong năm 2013, nhưng vẫn vượt xa mức cho phép (2,2%). (Theo Tòa án Kiểm toán châu Âu - ECA).

Ngày 11/11, Thủ tướng Anh David Cameron đã gửi thư tới EU, đưa ra các yêu cầu và đề nghị EU phải cải cách nếu muốn giữ nước này ở lại khối, cụ thể:

- Chính thức công nhận Anh là một khu vực đa tiền tệ, nhằm bảo vệ thị trường riêng của Anh và các nước thành viên EU khác nằm ngoài khu vực sử dụng đồng euro.

- Tăng tính cạnh tranh trên toàn châu Âu bằng việc đặt ra các mục tiêu cắt giảm gánh nặng chi phí kinh doanh hay rút lại các điều luật không cần thiết.

- Quyền chủ quyền của EU cần thay đổi ở 3 điểm: (i) Chấm dứt việc Anh phải tuân theo cam kết trong Hiệp ước của EU nhằm hướng tới một liên minh đoàn kết hơn; (ii) Tăng cường vai trò của nghị viện các nước thành viên; (iii) Trao quyền cho các nước thành viên được đưa ra quyết định chính trị ở cấp quốc gia khi cần thiết.

- Hạn chế không cho công dân EU mới nhập cư vào Anh nhận các khoản trợ cấp việc làm.

Giá bất động sản trên thị trường trung tâm London giảm 0,3% trong tháng 10/2015, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2010. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch bất động sản trong quý 3/2015 cũng giảm 17% so với năm 2014 và số lượng người mua tiềm năng mới là 30%, giảm so với cùng kỳ năm 2014.

Nguyên nhân chủ yếu là là do: (i) Thị trường bất động sản của Anh bị ảnh hưởng bởi cuộc tổng tuyển cử; (ii) Thị trường tạm lắng do sự thay đổi khi áp dụng chính sách thuế đất mới. Dự báo, trong năm 2016 giá bất động sản tại Anh sẽ giảm 2%, từ mức 4,5% của năm 2015. (Theo Công ty tư vấn bất động sản Knight Frank của Anh).

Ngày 13/11, các nước nhóm V4 châu Âu (gồm Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary, Slovakia) và các nước thuộc khu vực Tây bán đảo Balkan (gồm Slovenia, Croatia, Serbia, Albania, Bosnia, Macedonia, Montenegro...) đã ký thỏa thuận thành lập Quỹ Tây Balkan. Mục tiêu của Quỹ nhằm tăng cường hợp tác và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực, thông qua:

(i) Thu hút thêm nguồn lực đầu tư và cơ hội cho các nước trong khu vực;

(ii) Cho phép hợp tác qua biên giới, trao đổi kiến thức, chuyển giao công nghệ, mô hình và kỹ năng của công dân nước khác trong khu vực;

(iii) Cung cấp cho các khoản tài trợ cho các dự án cộng đồng địa phương của các nước trong khu vực, qua đó khuyến khích các hoạt động gắn kết cộng đồng và tăng cường năng lực tổ chức, quản lý của địa phương;

(iv) Hỗ trợ các hoạt động tăng cường hợp tác bảo vệ biên giới các nước Tây Balkan, giải quyết tình trạng làn sóng di cư ồ ạt từ Trung Đông và Bắc Phi đổ vào châu Âu.

Dự kiến, Quỹ sẽ hoạt động ít nhất trong 10 năm, tài trợ tối thiểu là 300 nghìn - 700 nghìn euro/năm, chia thành 30 - 80 các khoản tài trợ nhỏ.

Nếu không thông qua được dự thảo ngân sách trước ngày 01/1/2016, Bồ Đào Nha có nguy cơ phải đối diện với khoản thâm hụt ngân sách lên tới 1,5 tỷ euro (1,63 tỷ USD) trong năm 2016.

Chính phủ Bồ Đào Nha phải đưa ra hàng loạt biện pháp thắt chặt chi tiêu nhằm ngăn chặn nguy cơ “cạn kiệt tài chính”, theo đó, kéo dài thời hạn thực hiện các biện pháp thắt chặt chi tiêu thêm 1 năm thông qua 1 số biện pháp:

- Tiếp tục duy trì đánh thuế lũy kế tiền lương để giảm thâm hụt ngân sách công, song mức thuế này sẽ giảm gần 1%;

- Giảm lương của các công chức nhà nước và cắt giảm quỹ hưu trí.

Châu Á

Đến năm 2050, khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm gần 50% tổng nhân lực toàn thế giới, giảm so với mức 62% hiện nay. Ấn Độ sẽ chiếm 18,8% nguồn nhân lực toàn cầu, tăng so với mức 17,8% hiện nay, trong khi Trung Quốc chỉ chiếm 13%, giảm so với mức 20,9% hiện nay. Như vậy, Ấn Độ có thể vượt qua Trung Quốc trở thành nước có nguồn lao động lớn nhất thế giới. (Theo phân tích số liệu của Liên hợp quốc).

- Thái Lan đã ký được hợp đồng bán gạo cho Indonesia với số lượng 500.000 tấn, trị giá 8 tỷ baht (223 triệu USD). Thời gian giao hàng dự kiến bắt đầu từ tháng 11/2015 - 3/2016. Trước đó, Thái Lan cũng đã ký hợp đồng bán 2 triệu tấn gạo cho Trung Quốc.Hiện số gạo dự trữ trong kho của Thái Lan còn khoảng 13 triệu tấn, giảm so với mức 18 triệu tấn trước đó. (Theo Chính phủ Thái Lan).

- Triển vọng xuất khẩu gạo của nước này sẽ ngày càng khả quan, dự kiến sẽ đạt mức từ 9,5 - 10 triệu tấn năm 2016nhờ các hợp đồng mua gạo cấp chính phủ với Trung Quốc và Philippines. Bên cạnh đó, giá gạo của nước này cũng được dự báo là sẽ ổn định ở mức 229 - 236 USD mỗi tấn vào năm/2016. (Theo nhận định của Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan).

- Malaysia đã trở thành nhà đầu tư bất động sản lớn thứ 3 châu Á tại 2 thị trường Australia và Vương quốc Anh trong 2 năm qua với các khoản đầu tư 5,61 tỷ USD, sau Trung Quốc (22,09 tỷ USD) và Singapore (25,10 tỷ USD). Lũy kế giá trị đầu tư bất động sản của các nhà đầu tư châu Á tại các thị trường Mỹ, Anh,châu Âuvà Australia kể từ quý 3/2013 đạt 78,4 tỷ USD. (Theo báo cáo của Knight Frank).

- Sản xuất công nghiệp của Malaysia trong tháng 9/2015 ước đạt 2,9%, giảm nhẹ so với 3,0% trong tháng 8. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của việc các đơn đặt hàng mới giảm bởi nhu cầu giảm và tình trạng kinh tế khó khăn chung. (Theo Reuters)

Chính phủ Indonesia đang có kế hoạch khuyến khích sử dụng dầu diesel sinh học trong nước và cắt giảm chi phí nhập khẩu dầu mỏ. Theo đó: (i) Tăng quỹ trợ cấp dầu sinh học bằng việc thu 50 USD/tấn từ thuế xuất khẩu dầu cọ thô (CPO) (bắt đầu từ tháng 7/2015). Dự kiến, việc thu thuế dầu cọ sẽ giúp Indonesia có thêm 700 triệu USD trong năm 2016; (ii) Tăng tỷ lệ sử dụng dầu sinh học trong giao thông lên 15% từ 10% trước đó. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 20% vào năm 2016 và 30% năm 2020. (Theo Hiệp hội ô tô Indonesia).

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ODI) của Hàn Quốc trong 9 tháng đầu năm 2015 đạt 27,05 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó: (i) ODI vào châu Á đạt 10,75 tỷ USD, tăng 46,6% so với cùng kỳ năm 2014, đặc biệt ODI vào thị trường Hong Kong tăng mạnh 293,5%, vào Việt Nam tăng 51,9%; (ii) ODI vào các thị trường Mỹ Latinh và Bắc Mỹ tăng lần lượt 11,2% và 3,8%; (iii) ODI vào thị trường châu Âu và Trung Quốc giảm lần lượt 9,2% và 10,5%. (Theo Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc)

Hoa Kỳ

Cựu Tổng kiểm toán Mỹ David Walker (thời Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush) ngày 9/11 cho biết, nợ quốc gia thực tế của Mỹ, bao gồm tổng tất cả các khoản nợ không có bảo đảm, hiện ở mức 65.000 tỷ USD, không phải là 18.500 tỷ USD như được công bố. Trong trường hợp Mỹ không tiến hành cải cách kịp thời, con số đó sẽ còn tiếp tục tăng lên.

(Theo hãng tin The Hill).

Trong tháng 10/2015, nước Mỹ tạo thêm 271.000 việc làm mới, tăng mạnh nhất trong 10 tháng qua; trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 5%, thấp nhất hơn 7 năm qua. (Theo Bộ Lao động Mỹ).

Trung Quốc

+ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2015 tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2014, thấp hơn so với 1,6% của tháng 9/2015.

+ Chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 10/2015 giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2014, bằng mức của tháng 9/2015.

+ Một số chỉ số kinh tế quan trọng cho thấy tình hình kinh tế của Trung Quốc không có nhiều biến chuyển: (i) Tăng trưởng sản lượng công nghiệp trong tháng 10 là 5,6% so với cùng kỳ 2014, thấp nhất trong vòng 7 tháng qua; (ii) Đầu tư vào tài sản cố định tăng 10,2% trong 10 tháng qua, mức tăng chậm nhất kể từ năm 2000; (iii) Tăng trưởng doanh thu bán lẻ ở mức 11%, cao hơn mức 10,9% vào tháng 9. (Theo Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc).

Tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với các quốc gia châu Phi năm 2014 là 220 tỷ USD và có thể đạt 300 tỷ USD trong năm 2015, tăng 10 lần trong thập kỷ qua. Trung Quốc và các quốc gia châu Phi đang phấn đấu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 400 tỷ USD vào năm 2020.

Trung Quốc đã vượt qua Canada để trở thành đối tác thương mại về hàng hóa lớn nhất với Mỹ. Kim ngạch thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã cán mốc 441,56 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, vượt con số 438,08 tỷ USD của Canada với Mỹ. (Theo số liệu thống kê của chính phủ Mỹ).

Hơn 80% các công ty khai thác than của Trung Quốc đang thua lỗ và các mỏ lớn đang cắt giảm sản lượng hoặc ngừng hoạt động tại một số khu vực, do tình trạng dư cung kéo dài, trong khi nhu cầu sụt giảm và Chính phủ siết chặt quản lý khai thác để cắt giảm ô nhiễm.

Trong tháng 10/2015, Trung Quốc đã sản xuất 317 triệu tấn than, giảm 1,2% so với tháng 9; lũy kế 10 tháng đạt 3,045 tỷ tấn, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2014. (Theo Hiệp hội than quốc gia Trung Quốc - CNCA).

Từ ngày 10/11, Trung Quốc cho phép đồng NDT được trao đổi trực tiếp với đồng franc Thụy Sỹ (CHF) trên thị trường ngoại hối. (Cơ quan trao đổi ngoại tệ Trung Quốc), việc này sẽ:

- Hỗ trợ quốc tế hóa đồng NDT;

- Thúc đẩy thương mại hai chiều và đầu tư giữa Trung Quốc và Thụy Sỹ;

- Tăng hiệu quả và giảm chi phí giao dịch, tránh phải dùng ngoại tệ thứ ba là đồng USD.

Từ nay đến cuối năm 2015, Trung Quốc sẽ cho phép các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) sau khi tạm ngừng hoạt động này vào đầu tháng 7/2015 do những những biến động của thị trường chứng khoán. Theo đó, tính đến cuối năm 2015, sẽ có 28 công ty được phép phát hành cổ phiếu.

(Theo Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc - CSRC).

- Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc trong tháng 10/2015 tăng 11,4 tỷ USD, lên 3.526 tỷ từ mức 3.514 tỷ USD vào cuối tháng 9, ghi nhận tháng tăng đầu tiên trong 6 tháng qua. Đây được xem là kết quả từ sự phục hồi của thị trường chứng khoán Trung Quốc, tỷ giá đồng NDT và áp lực tháo chạy của các dòng vốn khỏi nước này đã giảm bớt.

- Tính đến cuối tháng 10/2015, giá trị tài sản bằng vàng của Trung Quốc đã tăng lên 63,26 tỷ USD từ mức 61,19 tỷ USD tại thời điểm cuối tháng 9. Tính theo giá vàng trên thị trường London chiều 30/10, lượng vàng dự trữ của Trung Quốc tại thời điểm cuối tháng 10 tương đương khoảng 55.380.000 ounce hoặc khoảng 1.722,5 tấn, tăng so với thời điểm cuối tháng 9 (54.930.000 ounce, tương đương 1.708,5 tấn).

(Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc - PBoC).

Ấn Độ

Chính phủ Ấn Độ (ngày 10/11) đã công bố kế hoạch cải cách nhằm tự do hoá cơ chế đầu tư FDI tại nước này, theo đó, đơn giản hóa thủ tục cho các nhà đầu tư nước ngoài và nâng hạn mức đầu tư nước ngoài đối với 15 lĩnh vực, cụ thể:

+ Cho phép đầu tư lên đến 100% vốn nước ngoài đối với các lĩnh vực: Xây dựng, đồn điền, cửa hàng miễn thuế, hàng hóa bán lẻ.

+ Cho phép đầu tư nước ngoài lên đến 49% đối với các lĩnh vực: Quân sự, hàng không dân dụng.

+ Cho phép đầu tư nước ngoài 74% đối với: Ngân hàng, truyền thông.

Tự do hóa FDI, đặc biệt trong các lĩnh vực quan trọng như ngân hàng, quân sự, xây dựng sẽ mang lại cho Ấn Độ nhiều lợi ích: (i) Tăng cường vốn đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; (ii) Thu hút công nghệ cao từ các nước đối tác đầu tư vào.

Nhật Bản

Trong 6 tháng đầu tài khóa 2015 (từ tháng 4 - 9), thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản đạt gần 8.694 tỷ yên (tương đương 70,59 tỷ USD), tăng 4,3 lần so với cùng kỳ năm 2014 và là mức cao nhất kể từ 6 tháng đầu tài khóa 2010. Trong đó, thâm hụt thương mại hàng hóa giảm mạnh 90,6% so với cùng kỳ năm 2014, xuống mức 419,7 tỷ yên, cụ thể: (i) Xuất khẩu tăng 2,8%, lên mức 37.220 tỷ yên; (ii) Nhập khẩu giảm 7,4%, xuống mức 37.640 tỷ yên.

(Theo Chính phủ Nhật Bản).

Trong bối cảnh: (i) Triển vọng phục hồi kinh tế còn yếu, GDP quý 3/2015 vừa công bố tiếp tục cho thấy nền kinh tế Nhật Bản đang suy thoái kỹ thuật; (ii) Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe yêu cầu các doanh nghiệp tăng lương nhằm kích cầu tiêu dùng, theo đó, Nhật Bản đã đưa ra một số chính sách nhằm đạt mục tiêu lạm phát 2% như sau:

- Tăng lương: Theo tính toán của NHTW Nhật Bản, lương người lao động cần tăng 3% thì lạm phát mới có thể đạt mức mục tiêu 2%. Do vậy, Nhật Bản đã yêu cầu các doanh nghiệp đưa ra lộ trình tăng lương nhằm kích cầu tiêu dùng và chống giảm phát. Ngoài ra, các lãnh đạo khu vực tư cũng chỉ ra sự cần thiết trong việc tăng 3% lương nhằm thúc đẩy GDP Nhật Bản đạt mục tiêu 600 ngàn tỷ yên trong 5 năm tới.

- Cắt giảm thuế: Dự kiến cắt giảm thuế doanh nghiệp trong năm tài khóa tiếp theo (bắt đầu từ tháng 4/2016) từ 32,11%, xuống dưới mức 30% nhằm thúc đẩy đầu tư, do thuế TNDN hiện nay của Nhật Bản khá cao so với mặt bằng quốc tế, khó để thu hút vốn đầu tư.

Nga

Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Gazprom của Nga, ông Aleksei Miller, Ukraine đã giảm mạnh lượng khí đốt mua của Nga xuống mức 10 triệu m3/ngày, giảm 4 lần so với đầu tháng, khiến lượng khí đốt mua của Gazprom theo hình thức trả trước chỉ đủ dùng cho 4 ngày, do khan hiếm tài chính.

Venezuela

Mặc dù có những đánh giá tiêu cực về tình hình kinh tế quốc gia, tuy nhiên, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngày 7/11 cho biết, Chính phủ đã thanh toán 27 tỷ USD nợ nước ngoài trong các năm 2014 và 2015. Tính từ đầu năm 2015, nước này đã trả được 13,5 tỷ USD, tính riêng trong tuần từ ngày 02 - 8/11 đã trả 5,2 tỷ USD.

New Zealand

Ngày 12/11, Quốc hội New Zealand đã thông qua dự luật cho phép nước này trở thành thành viên sáng lập Ngân hàng AIIB, với số vốn dự kiến đóng góp vào AIIB khoảng 125 triệu NZD (82 triệu USD) trong 5 năm.

Chile

Theo Vụ trưởng Vụ Quan hệ kinh tế quốc tế (Direcon) Chile, các nhà xuất khẩu nông phẩm, lương thực và chăn nuôi nước này sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Tại thị trường Nhật Bản, số lượng sản phẩm của Chile sẽ được hưởng thuế quan ưu đãi lên tới 903 mặt hàng, tiếp đến là Việt Nam và Malaysia, với 374 và 138 mặt hàng.

Hiện, thị trường châu Á chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp và chăn nuôi của Chile, với 39 tỷ USD, tương đương 15% GDP.

Chính sách

Hàn Quốc: Ngày 12/11, NHTW Hàn Quốc (BOK) đã quyết định duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục 1,5% trong 5 tháng liên tiếp, do kinh tế nước này có dấu hiệu phục hồi. Trong quý 3/2015:

- GDP tăng 1,2% so với quý 2 - mức tăng cao nhất kể từ quý 2/2010.

- Tiêu dùng cá nhân đã phục hồi sau dịch MERS và tăng 1,1%, (quý 2 giảm 0,2%).

Philippines: Ngày 12/11 NHTW Philippines cho biết, sẽ giữ lãi suất ổn định ở mức 4% và tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức 20%; đồng thời đưa ra mục tiêu lạm phát giai đoạn 2015 - 2017 trong khoảng 2 - 4% và hạ dự báo lạm phát các năm, cụ thể:

- Năm 2015: Giảm xuống còn 1,4% từ 1,6% dự báo trước đó;

- Năm 2016: Giảm xuống còn 2,3% từ mức 2,6% dự báo trước đó;

- Năm 2017: Giảm xuống 2,9% từ mức 3%.

Thái Lan: Trong bối cảnh: (i) Hạn hán sẽ khiến sản lượng vụ lúa thứ hai trong năm của Thái Lan giảm 50% còn 4 - 5 triệu tấn thay vì mức 8 - 10 triệu tấn hàng năm, Chính phủ Thái Lan đưa ra kế hoạch sử dụng số gạo được dự trữ trong kho để bù vào sản lượng thiếu hụt vì hạn hán trong năm 2015; (ii) Thái Lan dự kiến sẽ mở rộng diện tích trồng gạo berry lên khoảng 3.200 héc-ta trong 3 năm tới, gấp 4 lần diện tích hiện nay, nhằm phục vụ nhu cầu cao của thị trường thế giới đối với mặt hàng gạo hữu cơ, cũng như để tăng thu nhập cho nông dân. Do đó, triển vọng xuất khẩu gạo của nước này được dự báo sẽ ngày càng khả quan, năm 2016, dự báo sẽ đạt mức từ 9,5 - 10 triệu tấn với mức giá ổn định từ 229 - 236 USD/tấn.

Lào: Chính phủ Lào đã quyết định bãi bỏ thuế nhập khẩu ôtô, một phần trong các biện pháp nhằm xóa bỏ những rào cản thương mại, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất ôtô trong khu vực ASEAN có thể xuất khẩu ôtô vào Lào mà không bị đánh thuế, trước khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành lập vào cuối năm 2015. Nguyên nhân do nhu cầu về ô tô tại Lào hiện rất cao, cộng thêm việc có ít sự cạnh tranh trong giới kinh doanh, nên giá ôtô tại Lào sẽ vẫn cao hơn so với nhiều nước khác. Vì vậy, mặc dù giá ôtô tại Lào dự kiến sẽ giảm trong thời gian tới, nhưng nước này vẫn quyết định bãi bỏ thuế nhập khẩu để tăng lượng nhập khẩu ô tô. Từ năm 2008, nước này đã bắt đầu giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa và nhiều loại thuế nhập khẩu hiện đã giảm xuống mức 0%, trong đó có ôtô. Thuế nhập khẩu là một nguồn thu nhập lớn của Lào, chiếm tới 11% nguồn thu NSNN. Tuy nhiên, hiện Lào đã áp dụng thuế tiêu thụ và nguồn thu từ loại thuế này đủ để thay thế nguồn thu từ thuế nhập khẩu.

Đây có thể là cơ hội để Việt Nam xuất khẩu ô tô sang Lào; đồng thời Việt Nam cũng có thể tham khảo để cắt/giảm thuế đối với mặt hàng cần nhập khẩu.

Trung Quốc:

- Từ ngày 12/11 bắt đầu lưu hành tờ tiền giấy 100 NDT mới (phiên bản 2015) với thiết kế mới có những đặc tính chống tiền giả như chữ số ẩn “100” và đường kẻ ô rỗng đổi màu, thuận tiện cho người dân phân biệt tiền giả. Đồng 100 NDT phiên bản cũ vẫn sử dụng bình thường và sẽ dần được thay thế trong quá trình thanh toán tiền mặt. (Theo NHTW Trung Quốc).

- Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết, nước này sẽ duy trì chính sách hỗ trợ nền kinh tế, theo đó: (i) Kết hợp chính sách tài khóa và tiền tệ; (ii) Khuyến khích đổi mới sáng tạo; (iii) Thực hiện chính sách cân đối giá điện đối với sản xuất công nghiệp và sử dụng với mục đích thương mại. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh:

+ Trung Quốc đang đứng trước những thách thức để đạt được mục tiêu: (i) Tăng GDP bình quân đầu người lên 12.000 USD (theo giá hiện hành) vào năm 2020; (ii) Duy trì mức tăng trưởng trung bình hàng năm không được thấp hơn 6,5% trong 5 năm tới; (iii) Đạtmục tiêu thâm hụt ngân sách tương đương 2,3% GDP năm 2015, so với mức 2,1% GDP năm 2014;

+ Kinh tế thế giới cũng đang tăng trưởng yếu;

+ Trung Quốc có kế hoạch tái cơ cấu nên kinh tế nên sẽ gây một số tác động xấu đến thị trường và tâm lý người tiêu dùng cũng như các nhà đầu tư, do vậy cần duy trì các chính sách hỗ trợ để hạn chế những tác động này.

Ký kết - Thỏa thuận

Malaysia và Indonesia

Ngày 6/11, hai nước này đã hoàn tất Bản ghi nhớ về việc thành lập Hội đồng các quốc gia sản xuất dầu cọ (CPOPC). Mục đích nhằm: (i) Thúc đẩy sự phát triển của ngành dầu cọ giữa các nước trồng cọ dầu, nâng cao phúc lợi của người sản xuất nhỏ, phát triển và thiết lập khuôn khổ nguyên tắc toàn cầu về phát triển dầu cọ bền vững; (ii) Thúc đẩy hợp tác và đầu tư phát triển khu công nghiệp dầu cọ bền vững và thân thiện môi trường, bao gồm cả phát triển khu kinh tế xanh; giải quyết các trở ngại đối với thương mại dầu cọ; hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển vì lợi ích của ngành dầu cọ.

Iran và Iraq

Ngày 11/11, Iran đã ký kết hợp đồng xuất khẩu khí tự nhiên cho thành phố Basra của Iraq trong 6 năm, theo đó, Iran cung cấp 7 triệu m3 khí đốt/ngày trong 3 năm đầu, sau đó tăng dần đến mức 20 - 25 và 45 - 60 trong giai đoạn cuối của hợp đồng để cung cấp năng lượng cho các nhà máy điện chính của thành phố này.

Trung Quốc và Mexico

Ngày 12/11, Tập đoàn China National Corporation for Overseas Economic của Trung Quốc và Thống đốc bang Durango, miền Bắc Mexico, đã ký kết Hiệp định hợp tác phát triển dự án năng lượng với tổng vốn đầu tư lên tới 2,1 tỷ USD, trong đó phía Trung Quốc góp 85% và Mexico góp 15%. Dự án sẽ được khởi công từ tháng 3/2016 và đi vào hoạt động trong 2 năm sau đó.

Nhật Bản và Campuchia

Từ năm 1991 đến nay, Nhật Bản đã cung cấp khoảng 2 tỷ USD cho Campuchia phát triển kinh tế - xã hội và hiện là một trong những quốc gia cung cấp viện trợ chính cho Campuchia với khoảng 150 triệu USD/năm.Ngoài ra, Nhật Bản còn cung cấp các gói tín dụng lãi suất thấp cho Campuchia xây dựng cơ sở hạ tầng.Quan hệ thương mại Nhật Bản - Campuchia đang tăng dần qua các năm. Năm 2013, Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu lớn thứ 8 của Campuchia với khoảng 204 triệu USD và xuất khẩu vào Campuchia 579 triệu USD.