Chống nhập siêu: Được 37 nghìn tỉ, mất 44 nghìn tỉ đồng

Nguyễn Đình Bích (Theo SGTT)

Với các giải pháp quyết liệt, đặc biệt là tỷ giá, “cuộc chiến”kiềm chế nhập siêu ở ngưỡng 20% trong năm nay đã bắt đầu thu được những kết quả rất đáng khích lệ.

Tuy nhiên, trong điều kiện nhu cầu nhập khẩu tăng, giá nguyên liệu thế giới tăng, việc tăng mạnh tỷ giá USD/VND tuy có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và nhập siêu, nhưng chắc chắn nó cũng sẽ là “thủ phạm” chống lại việc kiềm chế lạm phát.

Trước hết, các số liệu thống kê cho thấy, cho dù tổng kim ngạch hai tháng qua tuy vẫn đạt 10,385 tỷ USD và vẫn tăng rất mạnh 37,8% so với cùng kỳ, nhưng trong tháng 2 nhập khẩu ước tính chỉ đạt 4,4 tỷ USD, giảm 1,558 tỷ USD và 26,1% so với tháng 1. Trong khi đó, ở đầu ra xuất khẩu, với ước tính chỉ đạt 3,7 tỷ USD, cũng giảm rất mạnh 1,313 tỷ USD và 26,2% so với tháng 1, nhưng tính chung cả 2 tháng vẫn đạt 8,713 tỷ USD và chỉ giảm 1,3% so với cùng kỳ, cho nên nhập siêu chỉ là 1,645 tỷ USD và 18,9%, tức là vẫn thấp hơn “hạn ngạch”cho phép. Ngoài ra, kim ngạch nhập siêu trong tháng 2 ước chỉ là 700 triệu USD, giảm rất mạnh so với 945 triệu USD trong tháng 1 và càng giảm mạnh hơn nữa so với những tháng cuối năm 2009.

Điều đáng lo ngại là “phản ứng phụ” của giải pháp tỷ giá.

Thứ nhất, xét trên tổng thể, lịch sử gần hai thập kỷ thực hiện đờng lối đẩy mạnh xuất khẩu của nước ta cho thấy, cho dù không phải năm nào nhịp độ tăng nhập khẩu cũng cao hơn xuất khẩu, nhưng trong tình thế của năm nay, việc phấn đấu để đạt được một “biệt lệ”là rất khó.

Trước hết, các số liệu thống kê của nước ta cho thấy, nhập khẩu trong 19 năm 1991-2009 vẫn tăng cao hơn xuất khẩu (18,54%/năm so với 18,11%/năm). Để hình thành xu thế trong cả một chặng đường dài đó, những năm nhập khẩu tăng cao hơn xuất khẩu là phổ biến.

Trong điều kiện như vậy, với mục tiêu xuất khẩu tăng 7% và kim ngạch sẽ là 60,777 tỷ USD, kiềm chế nhập siêu dưới ngưỡng 20% có nghĩa là “hạn ngạch”nhập siêu năm nay chỉ là 12,155 tỷ USD (bình quân mỗi tháng chỉ là 1,013 tỷ USD), cho nhập khẩu chỉ có thể tăng vỏn vẹn 4,7% và chỉ đạt 72,932 tỷ USD.

Những thách thức chủ yếu trong việc thực hiện sự chênh lệch không hề nhỏ này giữa nhịp độ tăng xuất khẩu và nhập khẩu không chỉ là việc “phá bỏ thông lệ”, mà bắt nguồn yếu tố nội sinh là nhu cầu nhập khẩu của bản thân nền kinh tế chắc chắn sẽ tăng mạnh hơn so với năm 2009.

Trong đó, cho dù nhịp độ tăng trưởng dự kiến 6,5% không quá cao so với kết quả rất đáng khích lệ của năm 2009, tức là nhu cầu nhập khẩu cũng sẽ không tăng quá mạnh, nhng cần lu ý thêm về “sự lệch pha”của nhập khẩu trong hai năm 2008 và 2009. Đó là, trong năm 2008 nhập khẩu đã tăng 28,77%, trong khi năm 2009 giảm 13,68%. “Sự lệch pha”quá lớn này chắc chắn có phần rất quan trọng bắt nguồn từ hai xu thế giá cả ngược chiều nhau, nhưng có lẽ cũng không thể loại trừ nguyên nhân các doanh nghiệp nước ta đã “ôm hàng”quá nhiều trong năm 2008, cho nên có thể giảm thái quá nhập khẩu trong năm 2009, nhưng sẽ phải “tăng bù”trong năm nay.

Thứ hai, nếu như tác động của yếu tố nội sinh không quá lớn, thì điều quan ngại nhất chính là nó sẽ “cộng hưởng”với yếu tố ngoại sinh là giá cả thế giới chắc chắn cũng sẽ phục hồi rất mạnh mẽ trong năm nay.

Trong điều kiện như vậy, khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu nhập khẩu rất thấp nhưvậy sẽ càng lớn do giá cả thế giới đã và gần nhưchắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng cùng với đà hồi phục của kinh tế toàn cầu.

Các số liệu thống kê của IMF cho thấy, sau khi thoát đáy tháng 2.2009, gía nguyên liệu thế giới đã hầu như liên tục tăng và từ đó đến nay đã tăng bình quân 3,6%/tháng và theo dự báo của định chế tài chính quốc tế này, gía nguyên liệu thế giới trong năm nay sẽ tăng khoảng 16% so với năm 2009.

Rõ ràng, với đặc thù tỷ trọng nguyên, nhiên, vật liệu hiện chiếm khoảng 65% “rổ hàng hoá nhập khẩu”khiến riêng nhóm hàng này đã bằng khoảng gần một nửa “rổ GDP”của nước ta, cho nên đương nhiên gía nguyên liệu thế giới sẽ không chỉ làm “rổ hàng hoá”này bị “khuyếch đại”lên và phá vỡ mục tiêu kiềm chế nhập khẩu và nhập siêu, mà còn đủ gây khó cho chúng ta trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát chỉ ở mức nhưnăm 2009 trong điều kiện sốt lạnh.

Sau sự kiện bất ngờ “mạnh lên chút xíu”năm 2007 (tăng 0,03%), giá VND so với USD đã giảm mạnh 6,31% trong năm 2008 và giảm vượt ngưỡng hai chữ số năm 2009 (11,25%), cho nên việc mất giá thêm 603 VND/USD và 3,36% chỉ trong một lần điều chỉnh ngày 11 tháng 2 vừa qua cũng có thể coi là một sự kiện.

Bởi lẽ, nếu như cho đến thời điểm năm 2007, vai trò nguồn động lực thúc đẩy xuất khẩu, đồng thời là “chiếc phanh hãm”nhập khẩu của tỷ giá giảm dần, thì với việc VND liên tục mất giá mạnh nhưvậy so với USD, đương nhiên hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu tính bằng VND sẽ được giá hơn, cho nên các hoạt động này sẽ được tiếp sức. Ngược lại, vì mọi hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu vào thị trường trong nước đều trở nên đắt đỏ hơn, cho nên “sức sống”của các hoạt động này sẽ bị giảm.

Hẳn nhiên, với tác động “kép”này của tỷ giá, cơ hội để thực hiện mục tiêu tăng xuất khẩu 7% và đạt 60,8 tỷ USD sẽ lớn hơn, còn đối với đầu vào của nền kinh tế, theo lý thuyết, cơ hội để hoàn thành được mục tiêu “kép”kiềm chế nhập khẩu dưới ngưỡng 73 tỷ USD và hạn chế nhập siêu ở mức 12,155 tỷ USD và 20% cũng lớn hơn.

Sở dĩ như vậy là bởi lẽ, chỉ riêng việc tăng tỷ giá từ 17.941 VND/USD lên 18.544 VND/USD ngày 11 tháng 2 vừa qua (tăng 603 VND/USD và 3,36%) sẽ khiến cho mục tiêu xuất khẩu gần 60,8 tỷ USD hàng hoá trong năm nay tính bằng VND từ trên 1,090 triệu tỷ đồng “khuyếch đại”lên 1,127 triệu tỷ đồng (tăng gần 37 nghìn tỷ đồng).

Trong khi đó, ở đầu vào nhập khẩu, cho dù mục tiêu năm nay là kiềm chế tốc độ tăng chỉ ở mức gần 4,7%, nhưng do quy mô sẽ đạt trên 72,9 tỷ USD, cho nên “rổ hàng hoá nhập khẩu”khổng lồ này tính bằng VND sẽ tăng từ trên 1,308 triệu tỷ đồng lên trên 1,352 triệu tỷ đồng, tức là sẽ cao giá thêm gần 44 nghìn tỷ và điều này cũng đồng nghĩa với việc “đánh mạnh vào túi tiền”của tất cả những người mua hàng, đương nhiên sẽ khiến các nhà kinh doanh nhập khẩu phải đắn đo hơn.