Làm tốt vai trò tham mưu trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

PV.

Đó là ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại Hội nghị triển khai công tác năm 2018 của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia diễn ra ngày 9/3 vừa qua.

Năm 2017, Văn phòng thường trực đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo các Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng tổ chức phát hiện, xử lý 225.824 vụ việc vi phạm. Nguồn: Internet
Năm 2017, Văn phòng thường trực đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo các Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng tổ chức phát hiện, xử lý 225.824 vụ việc vi phạm. Nguồn: Internet

Tại Hội nghị, Chánh Văn phòng Thường trực Đàm Thanh Thế cho biết, năm 2017, Văn phòng Thường trực đã phát huy vai trò tham mưu cho Chính phủ, lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trong công tác ban hành văn bản, kế hoạch, chương trình công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Qua đó, trình Trưởng Ban ký ban hành, triển khai đến các Bộ, ngành, địa phương trên 600 văn bản, kế hoạch, chương trình công tác.

Năm 2017, Văn phòng thường trực đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo các Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng tổ chức phát hiện, xử lý 225.824 vụ việc vi phạm, tăng 1,15%; Thu nộp ngân sách Nhà nước 23.100 tỷ đồng; Khởi tố 1.637 vụ/2.076 đối tượng, tăng 4,87% so với năm 2016.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã biểu dương những kết quả mà Văn phòng thường trực đã đạt được trong năm 2017.

Đồng thời, yêu cầu trong năm 2018, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cần tích cực, chủ động hơn nữa trong công tác nắm tình hình để tham mưu "trúng và đúng" cho Chính phủ, lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trong chỉ đạo, kiểm tra Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Bên cạnh đó, Văn phòng Thường trực cần đề cao trách nhiệm cá nhân, kỷ cương, kỷ luật hành chính, xây dựng đơn vị đoàn kết, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ nhanh chóng, chính xác và kịp thời, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Chủ động, nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác quản lý địa bàn để hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tuyên truyền về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, tuyến, lĩnh vực trọng điểm; Tổng hợp đánh giá đúng thực trạng, tình hình và tham mưu đề xuất cấp trên kịp thời.

Chủ động tham mưu, đôn đốc các bộ, ngành có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý để xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành, hoặc ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách không còn phù hợp liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Tham mưu xây dựng, thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành do Trưởng ban và Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn; Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thu thập thông tin, đánh giá thực trạng tình hình tại các địa phương, địa bàn trọng điểm, các hiện tượng nổi cộm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Kiểm tra việc chấp hành, thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch chuyên đề, ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về lĩnh vực công tác này.

Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan, cơ quan báo chí, các hiệp hội, ngành nghề thành lập các tổ công tác để thu thập thông tin về các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, thiếu tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ; Báo cáo, đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia xử lý nghiêm...