Năm 2020, phấn đấu mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước đạt 6,8%

Hoa Sơn

Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối của nhiệm kỳ, của kế hoạch 5 năm 2016-2020, chuẩn bị, tạo đà cho kế hoạch 5 năm 2021-2025, Chiến lược 10 năm 2021-2030... Trong bối cảnh đó, Chính phủ phấn đấu mục tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6,8%, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân thấp hơn 4%...

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Năm 2019, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, là năm thứ hai liên tiếp hoàn thành đạt và vượt toàn bộ 12/12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Cụ thể, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Với mức tăng trưởng kinh tế đạt 7,02%, Việt Nam thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực, thế giới. Chất lượng tăng trưởng được nâng lên, hiệu quả đầu tư được cải thiện, năng suất lao động tăng 6,2%, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp đạt 46,11%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 517 tỷ USD, xuất siêu năm thứ tư liên tiếp; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện đạt kỷ lục 20,4 tỷ USD…

Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực; các ngành, lĩnh vực phát triển ổn định, đạt được kết quả ấn tượng; xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 10 bậc. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1-1,5%...

Năm 2020, tình hình khu vực, thế giới dự báo tiếp tục có những biến động khó lường; tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư quốc tế tiếp tục xu hướng giảm; cạnh tranh chiến lược, căng thẳng địa chính trị, xung đột thương mại giữa một số quốc gia, nền kinh tế lớn diễn biến phức tạp và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng.

Ở trong nước, kế thừa thành tựu của hơn 30 năm đổi mới, thế và lực của đất nước ta ngày càng lớn mạnh, tình hình chính trị, xã hội ổn định, niềm tin của nhân dân được củng cố; tuy nhiên nền kinh tế vẫn còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Độ mở của nền kinh tế lớn trong khi năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao…

Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối của nhiệm kỳ, của kế hoạch 5 năm 2016-2020, chuẩn bị, tạo đà cho kế hoạch 5 năm 2021-2025, Chiến lược 10 năm 2021-2030. Trong bối cảnh đó, Chính phủ phấn đấu mục tiêu tốc độ tăng GDP 6,8%. Trong đó, kịch bản tăng trưởng GDP năm 2020 theo giá so sánh 2010 cũng được Chính phủ nêu rõ như sau: GDP quý I (6,52 – 6,77%); quý II (6,65 – 6,87%); 6 tháng (6,59 – 6,83%); quý III (7,11 – 7,37%); 9 tháng (6,79 – 7,03%); quý IV (6,81 – 6,93%); cả năm (6,8 – 7%).

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đặt mục tiêu tốc độ tăng CPI bình quân thấp hơn 4%; Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 8%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so GDP từ 33-34%; Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều từ 1-1,5%, trong đó, giảm tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo 4%; Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị thấp hơn 4%...

Năm 2020, Chính phủ phấn đấu mục tiêu tốc độ tăng GDP 6,8%. Trong đó, kịch bản tăng trưởng GDP năm 2020 theo giá so sánh 2010 cũng được Chính phủ nêu rõ như sau: GDP quý I (6,52 – 6,77%); quý II (6,65 – 6,87%); 6 tháng (6,59 – 6,83%); quý III (7,11 – 7,37%); 9 tháng (6,79 – 7,03%); quý IV (6,81 – 6,93%); cả năm (6,8 – 7%).

Nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra trong năm 2020, Chính phủ cho biết sẽ tập trung triển khái một số giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đồng bộ, hiện đại, hội nhập, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và phát triển; tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh; Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững; Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh một cách thực chất, hiệu quả hơn…

Bên cạnh đó, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn; Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đổi mới sáng tạo và phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu thị trường với số lượng, cơ cấu ngành, nghề hợp lý, có cơ chế phù hợp thu hút, trọng dụng nhân tài; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và quyết liệt đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực…