2016 sẽ là “Năm chất lượng hàng Dự trữ Quốc gia”

Cảnh Nhân

Năm 2015 đã để lại nhiều dấu ấn mạnh mẽ đối với hoạt động Dự trữ Quốc gia (DTQG). Tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang đó, trong những ngày đầu năm mới Bính thân, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) Phạm Phan Dũng đã truyền đi thông điệp: 2016 sẽ là “năm chất lượng hàng DTQG”. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Phạm Phan Dũng xoay quanh chủ đề này.

Góp phần đảm bảo an sinh xã hội

PV: Thưa Tổng cục trưởng, ông hài lòng nhất về điều gì trong rất nhiều kết quả ngành Dự trữ Quốc gia đã đạt được trong năm 2015?

2016 sẽ là “Năm chất lượng hàng Dự trữ Quốc gia” - Ảnh 1

TS. Phạm Phan Dũng

TS. Phạm Phan Dũng:

Năm 2015, kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu phục hồi rõ nét, tuy vậy vẫn đang phải đối mặt với nhiều khókhăn, thách thức: Thiên tai, dịch bệnh, an ninh khu vực và tình hình Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường.Trong bối cảnh đó, với sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Bộ Tài chính, sự phối hợp tích cực củacác bộ, ngành, địa phương và các bộ, ngành quản lý hàng DTQG, sự chỉ đạo quyết liệt với tinh thần trách nhiệm cao của tập thể lãnh đạo Tổng cục DTNN, cùngvới sự phấn đấu nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công chức trên mọi miền tổ quốc, ngành DTQG đã triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp và hoàn thành tốt nhiệm vụ chủ yếu Nhà nước giaotrong năm 2015. Đến nay, tất cả các hoạt động của Ngành đã tuân thủ đúng quy định của luật DTQG; hàng DTQG được nhập đầy đủ, đáp ứng nhu cầu; việc xuất cấp hàng thực hiện mục tiêu DTQG đạt hiệu quả xã hội và được Thủ tướng Chính phủ biểu dương, được nhân dân tin tưởng và đánh giá cao...

Trong những kết quả đã đạt được của Ngành, tôi rất vui mừng khi thấy tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm để vượt gian khó thách thức của cán bộ trong ngành DTQG được tiếp tục phát huy. Đây cũng là truyền thống quý báu trong chặng đường suốt gần 60 năm qua của ngành DTQG với biết bao câu chuyện cảm động về những tấm gương của các thế hệ đi trướcqua các thời kỳ cách mạng.

Truyền thống ấy được cán bộ, công chức, viên chức ngành DTQG hôm nay tiếp nối. Mọi người luôn đồng lòng chung sức, lặng thầm vượt qua mọi trở ngại để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và không ngừng vươn lênvì sự nghiệp chungcủa ngành Tài chính.

Dù là thời chiến hay thời bình thì kho hàng DTQG thường được bố trí ở khu vực xa dân cư để bảo đảm an toàn, bí mật nên điều kiện làm việc của cán bộ, công chức DTQG gặp nhiều khó khăn, môi trường làm việc độc hại, có lúc đối mặt với nguy hiểm. Nhất là khi có sự cố về thiên tai, bão lũ thì ngoài việc phải thường xuyên túc trực đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản, hàng DTQG, cán bộ DTQG còn phải túc trực để xuất cấp hàng DTQG trong tình huống cấp bách, khắc nghiệt của thời tiết; phải đưa hàng đến vùng xa, vùng sâu, miền núi, hải đảo nên đối mặt với nguy hiểm. Hay như lúc cận kề Tết Nguyên đán năm Bính thân này, vùng núi phía Bắc có mưa tuyết nhưng các anh chị vẫn đưa hàng về đến tận tay người nghèo vùng sâu, vùng xa... Có nhiều cán bộ chiều 30 tết mới vội vã trở về mà lòng vẫn vui vì đã hoàn thành nhiệm vụ...

Những khó khăn này càng nhân lên gấp bội đối với một số Cục, Chi cục mới được thành lập như Cục DTNN khu vực Hoàng Liên Sơn, Cục DTNN khu vực Đông Nam Bộ, Cục DTNN khu vực Bắc Tây Nguyên... Ở những đơn vị mới được thành lập này, nếu không có người quản lý vững tay chèo, những cán bộ thực sự tâm huyết với nghề thì thật khó lòng vượt qua những thiếu thốn trăm bề: trụ sở đi thuê, kho tàng cũ kỹ, cán bộ thiếu... Nhiều cán bộ chủ chốt đều được điều động từ các đơn vị ở miền Bắc, miền Trung vào. Các anh ấy đã hy sinh tình cảm gia đình thậm chí cả điều kiện làm việc thuận lợi để mà lặn lội cả nghìn cây số vào xây dựng đơn vị mới, một công việc đầy gian khó. Vậy nhưng, chỉ sau vài tháng ổn định tổ chức, các đơn vị mới này đã bắt nhịp ngay được với công việc để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.

Với lớp lớp thế hệ cán bộ ngành Dự trữ luôn yêu ngành, yêu nghề và sẵn sàng cống hiến công sức của mình cho nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giao như thế nên ngành Dự trữ quốc gia ngày càng chuyển mình mạnh mẽ,đã và đang hướng tới mục tiêu hiện đại hóa toàn ngành, hòa mình vàocon đường chung trong sự phát triển của ngành Tài chính, của đất nước. Tuy nhiên, ở chặng đường tiếp theo, ngành vẫn còn nhiều việc phải tiếp tục phấn đấu để góp phần xây dựng ngành DTQG lớn mạnh hơn nữa, xứng đáng với các thế hệ đi trước.

Bản thân tôi luôn có niềm tin rằng, trong thời gian tới, đội ngũ cán bộ ngành DTQG sẽ tiếp tụcphát huy những truyền thống tốt đẹp của ngành, nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, tận tuỵ, sáng tạo, nâng cao kiến thức về mọi mặt, yêu ngành, yêu nghề, đoàn kết nội bộ, cùng nhau cống hiến nhiều hơn nữa để vượt qua mọi khó khăn thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2016 mà Chính phủ và Bộ Tài chính giao; xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh, góp phần xây dựng ngành Dự trữ Quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ.

PV: Thưa Tổng cục trưởng, như ông vừa cho biết, trong thời gian qua và nhất là trong năm 2015, nguồn lực DTQG đã được phát huy, sử dụng có hiệu quả để hỗ trợ cho nhân dân các địa phương, các chương trình Dự án và chương trình mục tiêu quốc gia, được Thủ tướng Chính phủ biểu dương, được nhân dân tin tưởng và đánh giá cao vị trí vai trò của ngành trong xã hội. Xin ông một vài đánh giá về hiệu quả của công tác xuất cấp hàng DTQG?

TS. Phạm Phan Dũng:

- Việc triển khai thực hiện xuất cấp hàngDTQG để hỗ trợ, cứu trợ cho nhân dân một số địa phương gặp khó khăn trong các tình huống cấp bách là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của ngành DTQG. Đây là việc làm hết sức cần thiết, có ý nghĩa lớn lao, đậm chất nhân văn thể hiện tinh thần “tương thân tương ái” sẻ chia của Chính phủ cho bà con vùng đặc biệt khó khăn, vùng thiên tai, mất mùa, phòng chống dịch bệnh, thời điểm giáp hạt... đặc biệt là giúp người nghèo, những hộ dân còn thiếu đói được "đỏ lửa" trong những ngày Tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc.

Chỉ tính riêng năm 2015, tổng giá trị hàng mà ngành DTQG xuất cấp theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ đạt khoảng 1.358 tỷ đồng, trong đó: Bộ Tài chính xuất gần 110.000 tấn gạo cứu trợ cho nhân dân dịp Tết Nguyên đán và cứu đói thời kỳ giáp hạt, hỗ trợ cho học sinh vùng khó khăn, xuất hàng vật tư thiết bị cứu hộ cứu nạn cho Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nan, Bộ Quốc phòng, các địa phương phục vụ công tác phòng chống khắc phục lụt bão, tìm kiếm cứu nạn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xuất hàng, gồm: 3500.000 liều vắc xin chống lở mồm long móng 3typ, 2typ, typO, 1.150.000 liều vắc xin dịch tả lợn, 131.500 lít thuốc sát trùng Benkocid, gần 500 tấn hóa chất chlorine 65%, 20%, 10.000 lít hóa chất sát trùng vetvaco-Iodine, 53.000 lít hóa chất Han-Iodine, 4.200 tấn hạt giống lúa, gần 570 tấn hạt giống ngô và gần 90 tấn hạt giống rau…để phòng trừ dịch bệnh cho gia súc gia cầm và hỗ trợ giống cây trồng để khăc phụ hậu quả thiên tai, dịch bệnh cho nhân dân. Ngoài ra các Bộ Quốc phòng, Công an, Y tế…. cũng thực hiện xuất cấp hàng DTQG để tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và cán bộ, chiến sỹ.

Mặc dù số hàng DTQG đến với mỗi người dân không nhiều nhưng đã động viên họ vượt qua thời điểm khó khăn, ổn định đời sống phát triển sản xuất; góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng thêm niềm tin tưởng của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, của Chính phủ.

Ngoài việc thực hiện mục tiêu DTQG, Tổng cục DTNN còn thực hiện một số nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao. Trước hết là việc xuất gạo DTQG hỗ trợ cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học kỳ I năm học 2015-2016 đã xuất cấp trên 40.000 tấn hỗ trợ cho 537.640 học sinh tại 48 tỉnh, thành. Việc các em học sinh dân tộc thiểu số được hỗ trợ gạo, có lương thực đủ ăn trong thời gian theo học là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định giúp cho số lượng học sinh theo học ngày càng tăng (mỗi năm tăng thêm khoảng 50.000 học sinh), các em có đủ sức khỏe tập trung học tập, là yếu tố cung cấp nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương, góp phần xây dựng quê hương đất nước. Bởi vậy, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã ghi nhận và đánh giá cao kết quả hỗ trợ gạo DTQG cho học sinh do Bộ Tài chính (Tổng cục DTNN) thực hiện trong hơn hai năm vừa qua. Tiếp đến là việc xuất cấp gạo hỗ trợ người dân một số tỉnh tham gia trồng và giữ rừng trong những năm vừa qua đã góp phần nâng độ che phủ rừng, phát huy chức năng phòng hộ rừng đầu nguồn, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất và duy trì được nguồn nước phục vụ sinh hoạt; thông qua việc thực hiện dự án trồng rừng đã từng bước cải thiện môi trường sinh thái, thay đổi môi trường sống có lợi cho con người; tạo nên môi trường xanh, góp phần bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hóa phục vụ cho phát triển du lịch, phát triển kinh tế;

Hơn nữa, đối với công tác bảo vệ an ninh quốc phòng, việc việc xuất cấp trang thiết bị DTQG hỗ trợ cho các quân binh chủng, đã góp phần phục vụ công tác đảm bảo an toàn cho đại hội Đảng các cấp và các ngày lễ lớn trong năm cũng như đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; góp phần giữ vững chủ quyền, biển đảo của Tổ quốc…

PV: Thưa Tổng cục trưởng, công tác bảo quản và quản lý chất lượng hàng DTQG luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng, được ưu tiên hàng đầu của ngành DTQG. Xin ông một vài chia sẻ về nhiệm vụ quan trọng này trong năm qua?

TS. Phạm Phan Dũng:

Công tác quản lý chất lượng và bảo quản hàng DTQG đã được Bộ Tài chính (Tổng cục DTNN) và các bộ, ngành quan tâm, tăng cường. Hàng hóa DTQG trong quá trình lưu kho đã được các đơn vị bảo quản theo đúng quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Hàng DTQG khi xuất ra đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa đã được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo chất lượng ngay từ đầu vào. Trong quá trình bảo quản và khi xuất kho, hàng hóa luôn được kiểm tra, kịp thời xử lý những phát sinh trong quá trình bảo quản, đảm bảo chất lượng hàng hóa theo quy định.

Tổng cục DTNN đã ban hành Quy chế Quản lý chất lượng hàng DTQG do Tổng cục DTNN trực tiếp quản lý; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất lượng hàng DTQG. Qua kiểm tra, giám sát kịp thời hướng dẫn các đơn vị khắc phục sự cố kỹ thuật, chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, cụ thể:

Đối với chất lượng lương thực nhập kho năm 2015, Tổng cục DTNN tổ chức kiểm tra thông qua việc lấy mẫu thóc và gạo tại các đơn vị để kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy, chất lượng lương thực nhập kho năm 2015 tại các Cục DTNN khu vực khá tốt, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt từ 80% trở lên (ngoài chỉ tiêu tỷ lệ hạt bạc phấn của thóc).

Đối với hàng DTQG đang bảo quản lưu kho, theo báo cáo của các đơn vị cho thấy chất lượng lương thực bảo quản lưu kho đảm bảo an toàn; hàng vật tư, thiết bị và hàng cứu hộ, cứu nạn, đươc các đơn vị thực hiện bảo quản theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trên cơ sở đó, các đơn vị triển khai thực hiện tốt công tác bảo quản.

Bên cạnh đó, Tổng cục DTNN đang triển khai ứng dụng công nghệ bảo quản mới. Qua thời gian thử nghiệm, thóc bảo quản thử nghiệm tại 2 đơn vị có chất lượng khá tốt, đa số các chỉ tiêu đều thấp hơn giới hạn cho phép, đảm bảo theo QCVN 14: 2011/BTC. Trên cơ sở đó, các Cục DTNN khu vực Hà Nội, Đà Nẵng tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2 của thử nghiệm bảo quản. Qua thử nghiệm có thể đáp ứng yêu cầu bảo quản thóc từ 30 - 36 tháng, bảo quản gạo từ 18 - 24 tháng.

PV: Trong quá trình thực hiện, bên cạnh những thuận lợi, hắn có không ít những khó khăn, vương mắc, thưa tổng cục trưởng?

TS. Phạm Phan Dũng:

Hiện nay, quy mô DTQG ngày càng có xu hướng giảm, nếu như tổng trị giá hàng DTQG năm 2011 chiếm 0,33% GDP; năm 2012 chiếm khoảng 0,28% GDP; năm 2013 đạt khoảng 0,24% GDP; năm 2014 khoảng 0,22% GDP thì đến nay, tổng mức DTQG chỉ chiếm khoảng 0,21 % GDP, rất thấp so với mục tiêu Chiến lược phát triển DTQG đề ra đến năm 2015 tổng mức DTQG đạt 0,8-1% GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP.

Với tổng mức DTQG như hiện nay thì việc chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất cấp bách về khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an ninh, quốc phòng còn hạn chế, nhất là khi thiên tai, dịch bệnh diễn ra trên diện rộng và tình hình an ninh quốc phòng diễn biến phức tạp, nhất là vấn đề Biển Đông, Hải đảo.

Chỉ tiêu kế hoạch được giao hàng năm còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ (nhất là các mặt hàng an ninh, quốc phòng). Việc triển khai kế hoạch mua bổ sung, mua bù các mặt hàng DTQG đã xuất cấp theo quy định của Luật DTQG còn gặp nhiều khó khăn do không được cân đối, bố trí vốn mua ngay từ đầu năm, nhất là các mặt hàng mang tính thời vụ như lương thực, hạt giống cây trồng, hàng an ninh, quốc phòng.

PV: Thưa Tổng cục trưởng, năm 2016, ngành DTQG sẽ tập trung vào những công việc trọng tâm nào để hoàn thành xuất sắc mục tiêu đề ra?

TS. Phạm Phan Dũng:

Mục tiêu đặt ra cho ngành DTQG trong năm 2016 là: Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về dự trữ quốc gia để thực hiện đồng bộ Luật DTQG.

Tăng cường lực lượng DTQG theo hướng tập trung vào mua sắm những mặt hàng chiến lược, tiên tiến, hiện đại, có tính năng, kỹ thuật cao và từng bước loại ra khỏi danh mục những mặt hàng nhỏ lẻ, có thời hạn bảo quản ngắn, thường xuyên xuất luân phiên đổi hàng, không phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ DTQG trong tình hình mới.

Tăng cường vốn đầu tư xây dựng hệ thống kho dự trữ quốc gia với công nghệ bảo quản tiên tiến, hiện đại, cơ giới hóa trong quá trình nhập, xuất, bảo quản nhằm kéo dài hơn thời hạn bảo quản hàng hóa. Tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ tốt nhiệm vụ DTQG.

Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ cho công tác bảo quản hàng hóa DTQG; xây dựng một hệ thống thông tin thống nhất trong hệ thống dự trữ quốc gia, đảm bảo cung cấp các thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời trong mọi hoạt động dự trữ quốc gia.

Tập trung đôn đốc, phối hợp với các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, các đơn vị được giao trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia tích cực triển khai thực hiện kế hoạch 2016 theo đúng quy định, đảm bảo tiến độ đã đề ra.

Giải quyết kịp thời các thủ tục về giá, vốn, phí và các điều kiện khác để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch đã đề ra. Tích cực khảo sát, nắm bắt thông tin thường xuyên về giá trên thị trường, chủ động triển khai kế hoạch 2016 kịp thời vụ và đúng thời điểm, đảm bảo tiết kiệm ngân sách nhà nước.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước tại các bộ, ngành, địa phương, nhất là công tác thực hiện chỉ tiêu kế hoạch được giao và công tác xuất cấp hàng DTQG theo các quyết định của cấp có thẩm quyền

PV: Xin cảm ơn ông!