Ban chỉ đạo 389 Quốc gia xử lý nhiều vụ vi phạm lớn, phức tạp

Theo baohaiquan.vn

Sáng 18/9, tại trụ sở Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia Đinh Tiến Dũng chủ trì buổi làm việc với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về đánh giá nhiệm vụcông tác9 tháng đầu năm 2015.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Q.H.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Q.H.

Tham dự Hội nghị có Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia Nguyễn Văn Cẩn; cùng các cán bộ, công chức thuộc Văn phòng.

Báo cáo với Bộ trưởng, Phó Tổng cục Tổng cục Hải quan, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia Nguyễn Văn Cẩn cho biết, 9 tháng đầu năm, Văn phòng đã làm tốt vai trò điều phối, giám sát các hoạt động phối hợp giữa các bộ, ngành, lực lượng chức năng từ Trung ương đến địa phương trong thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả… Văn phòng đã đề xuất lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia phê duyệt chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng tổ chức phối hợp xác minh, điều tra, xử lý nhiều vụ việc vi phạm lớn, phức tạp.

Điển hình là vụ triệt phá đường dây sản xuất và kinh doanh gas trái phép quy mô lớn của Công ty TNHH thương mại dịch vụ Hà Linh tại tỉnh Long An; vụ việc của Công ty Thuận Phong, tỉnh Đồng Nai; vụ giả mạo xuất xứ hàng hóa đối với các thiết bị nhà bếp của Công ty TNHH Romal Việt Nam; chuyển các cơ quan, đơn vị chức năng TP. Hồ Chí Minh để xử lý theo thẩm quyền đối với 24 vụ việc vi phạm tại các kho hàng khu vực Sân bay Tân Sơn Nhất; vụ bắt giữ hơn 20 tấn mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả, không rõ nguồn gốc tại TP. Hồ Chí Minh...

Kết quả,riêng trong 8 tháng đầu năm 2015, dưới sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, các bộ, ngành, địa phương đã chỉ đạo lực lượng chức năng các cấp phát hiện, bắt giữ, xử lý 129.575 vụ việc vi phạm; số thu nộp NSNN từ tiền xử phạt vi phạm hành chính, bán hàng tịch thu và công tác thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế ước 6.572 tỷ đồng; khởi tố 844 vụ/989 đối tượng.

Cũng tại buổi làm việc, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc giađã kiến nghịvới Bộ trưởng một số vấnđềvề chế độ chính sách ưu tiên, tạo điều kiện cho cán bộ biệt phái như quy hoạch, về điều động bổ nhiệm khi biệt phái và sau khi kết thúc thời gian biệt phái, phân loại đánh giá, khen thưởng cán bộ...; Xem xét, bổ sung nhân sự cho Văn phòng trong công tác tuyên truyền, tham mưu xây dựng, triển khai các kế hoạch truyền thông, đầu mối báo chí, giúp việc người phát ngôn của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, tham gia thu thập thông tin, phối hợp xây dựng các chương trình truyền hình, Bản tin của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia...

Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc đánh giá cao những kết quả của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia vào hoạt động chung của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia. Văn phòng đã phối hợp tốt với lực lượng Hải quan trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Tổng cục trưởng đề nghị Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cần tham mưu cho cấp có thẩm quyềnđẩy nhanh tiến độ xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lương, trong đó phân định rõ trách nhiệm của từng lực lượng; nghiên cứu xây dựng Chiến lược của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia. Đồng thời, Văn phòng sớmđề xuất xây dựng kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong dịp cuối năm 2015; nhanh chóng đề xuất, giải quyết chế độ, chính sách cho các cán bộ biệt phái tại Văn phòng làm nguồn động viên, khích lệ cán bộ hoàn thành nhiệm vụ.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia Đinh Tiến Dũngđánh giá cao vai trò của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia.

Bộ trưởngĐinh Tiến Dũng nhấn mạnh, trong bối cảnh khu vực có nhiều chính sách thay đổi kéo theo nguy cơ, tình hình buôn lậu diễn biến phức tạp. Do vậy, Văn phòng cần làm tốt việc kiểm tra, đôn đốc công tác này ngay từ biên giới, cũng như việc quản lý, giám sát trong nội địa. Văn phòng cần chỉ ra vấn đề cần giải quyết, tham mưu, đôn đốc, nhắc nhở các cấp có thầm quyền thực hiện triệt để, đúng quy trình.

Bộ trưởng nêu rõ, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả kéo theo nguy cơ phá hoại sản xuất trong nước và làm mất khả năng cạnh tranh của DN làm ăn chân chính, trong thời gian tới, Văn phòng chủ động nghiên cứu, tham mưu, từ ban hành chính sách pháp luật đến xử lý các vụ việc cụ thể phân chia đều cho các bộ, ngành, địa phương.

Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, trực tiếp chỉ đạo, phân công, kiểm tra công việc, đề cao trách nhiệm từng cá nhân; tiếp tục điều phối hoạt động của thành viên Ban Chỉ đạo. Bộ trưởng cũng đồng ý kiến nghị về chế độ chính sách, quy hoạch, bổ nhiệm của các cán bộ biệt phái tại Văn phòng; bổ sung nhân sựlàm công tác tuyên truyền.