Kho bạc Nhà nước kịp thời đảm bảo các nhu cầu chi của ngân sách nhà nước

Hoàng Anh

Trong 6 tháng đầu năm 2020, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã điều hành ngân quỹ nhà nước theo hướng an toàn, chủ động, minh bạch và hiệu quả, kịp thời đảm bảo các nhu cầu chi của ngân sách nhà nước (NSNN) và các đơn vị có giao dịch với KBNN.

6 tháng đầu năm 2020, KBNN đã thực hiện nộp 1 nghìn tỷ đồng từ nguồn thu hoạt động nghiệp vụ vào ngân sách trung ương
6 tháng đầu năm 2020, KBNN đã thực hiện nộp 1 nghìn tỷ đồng từ nguồn thu hoạt động nghiệp vụ vào ngân sách trung ương

Ưu tiên giải ngân nhanh cho công tác phòng, chống dịch

Trong nửa đầu năm 2020, mặc dù kinh tế - xã hội trong nước bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng vượt lên trên khó khăn thách thức, hệ thống KBNN vững vàng cùng toàn ngành Tài chính thực hiện hiệu quả các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cụ thể, để tập trung vào công tác phòng, chống dịch Covid-19 và triển khai các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội theo chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, KBNN đã trình Bộ Tài chính cho phép dừng, không tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày tái thành lập hệ thống KBNN. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân về lịch sử và truyền thống của KBNN, cũng như các mặt hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ KBNN tại trung ương và địa phương.

Tính đến hết ngày 30/6/2020, tổng số đơn vị sử dụng ngân sách đã đăng ký tham gia DVCTT là 84.628 trên tổng số 92.456 đơn vị, đạt tỷ lệ 91,5%; lượng chứng từ chi NSNN qua DVCTT chiếm trên 60% so với lượng chứng từ chi NSNN qua hệ thống TABMIS.

Cùng với đó, thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia và Bộ Tài chính, KBNN đã chủ động, quyết liệt chỉ đạo toàn hệ thống thực hiện đầy đủ, khẩn trương và nghiêm túc công tác phòng chống, dịch Covid-19 như: Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tại các đơn vị trong hệ thống KBNN; Ban hành nhiều văn bản về triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của cán bộ, công chức; Phát động cán bộ, công chức toàn hệ thống quyên góp ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19, với tổng số tiền hơn 3,9 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, để đảm bảo hoạt động thông suốt của toàn hệ thống trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, KBNN đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc trao đổi thông tin, bố trí số lượng công chức phù hợp làm việc tại nhà qua môi trường mạng internet; Ưu tiên giải ngân nhanh, kịp thời kinh phí cho công tác phòng, chống dịch theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và chính quyền địa phương.

Đặc biệt, góp phần cùng cả nước phòng chống dịch Covid – 19, KBNN đã đẩy mạnh giao dịch với khách hàng qua dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). Từ cuối tháng 4/2020, hệ thống KBNN đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ tích hợp 4/11 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN trên Cổng dịch vụ công quốc gia, đạt 100% kế hoạch.

Tính đến hết ngày 30/6/2020, tổng số đơn vị sử dụng ngân sách đã đăng ký tham gia DVCTT là 84.628 trên tổng số 92.456 đơn vị, đạt tỷ lệ 91,5%; lượng chứng từ chi NSNN qua DVCTT chiếm trên 60% so với lượng chứng từ chi NSNN qua hệ thống TABMIS.

Điều hành ngân quỹ nhà nước an toàn, chủ động, minh bạch và hiệu quả

Cùng với đẩy mạnh giao dịch qua dịch vụ công trực tuyến, 6 tháng đầu năm 2020, KBNN đã điều hành ngân quỹ nhà nước theo hướng an toàn, chủ động, minh bạch và hiệu quả, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu chi của NSNN và các đơn vị có giao dịch với KBNN.

KBNN đã chủ động phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến thu, chi NSNN để điều chỉnh dự báo ngân quỹ nhà nước cho sát, phù hợp với tình hình thực tế. Thực hiện gửi có kỳ hạn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi tại các ngân hàng thương mại, tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho các địa phương để bù đắp thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách địa phương. Trên cơ sở kết quả hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước, 6 tháng đầu năm 2020 KBNN đã thực hiện nộp 1.000 tỷ đồng từ nguồn thu hoạt động nghiệp vụ vào ngân sách trung ương.  

Đặc biệt, để đảm bảo hoàn thành kế hoạch huy động vốn năm 2020, KBNN đã đề nghị Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và Bảo hiểm tiền gửi tích cực tham gia đấu thầu TPCP; đồng thời, giữ lãi suất TPCP không biến động tăng mạnh và ổn định thị trường. Nhờ đó, lãi suất phát hành TPCP từng bước bám sát lãi suất giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp và KBNN tăng dần khối lượng vốn huy động đáp ứng nhu cầu chi của NSNN.

Tính đến ngày 30/6/2020, KBNN đã huy động được 96.127 tỷ đồng đặt 31,1% kế hoạch năm; kỳ hạn phát hành TPCP bình quân là 14,01năm; lãi suất phát hành TPCP bình quân là 2,99%/năm; kỳ hạn còn lại của danh mục TPCP là 7,67 năm.