Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh:

Kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo từng điểm kho, đảm bảo an toàn hàng dự trữ quốc gia

PV.

Trước diễn biến phức tạp của bão số 10 (tên quốc tế là DOKSURI) đang di chuyển nhanh hướng về vùng biển và đất liền nước ta đổ bộ trực tiếp vào khu vực tỉnh Nghệ An - Quảng Trị với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão đạt cấp 13 (135-150 km/h), giật cấp 15, chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với bà Nguyễn Thị Phố Giang – Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) khu vực Nghệ Tĩnh.

PV: Xin bà cho biết, để ứng phó với mùa mưa bão, nhất là bão số 10 được dự báo rất mạnhdiễn biến hết sức phức tạp này, Cục đã chuẩn bị những gì ?

Kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo từng điểm kho, đảm bảo an toàn hàng dự trữ quốc gia - Ảnh 1
Bà Nguyễn Thị Phố Giang

 
Bà nguyễn Thị Phố Giang: Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh là tổ chức trực thuộc Tổng cục DTNN, Bộ Tài chính, thực hiện nhiệm vụ quản lý về DTNN trên địa bàn Nghệ An và Hà Tĩnh là khu vực chịu nhiều ảnh hưỡng thời tiết hết sức khắc nghiệt, hàng năm thường xuyên xảy ra hạn hán thiên tai, bão, lụt gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Tình hình thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp với mức độ xẩy ra có chiều hướng gia tăng. Từ đầu năm đến nay thời tiết nước ta đã có sự biểu hiện bất thường. Do đó công tác phòng chống bão lụt Cục luôn được quan tâm phòng ngừa. 

Để tổ chức tốt công tác phòng chống bão lụt có hiệu quả, đặc biệt để ứng phó với cơn bão số 10 đang di chuyển nhanh hướng về vùng biển và đất liền nước ta, trực tiếp là đổ bộ vào khu vực tỉnh Nghệ An - Quảng Trị với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm đạt cấp 13 (135-150 km/h), giật cấp 15 này, Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh đã xây dựng nhiều phương án, kế hoạch bảo đảm an toàn về người cũng như hàng hoá, kho tàng, tài sản nhà nước và có phương án chủ động, ứng phó, phối hợp chặt chẽ với địa phương trong công tác phòng chống bão lụt.

Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến toàn thể CBCC nhận thức đầy đủ về công tác phòng chống lụt bão, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên đặc biệt chú trọng luôn phải kịp thời, tập trung cao độ về nhân lực, vật lực, phương tiện, tổ chức phân công và thường trực chỉ huy linh hoạt, nhanh nhạy trong mọi tình huống khẩn cấp xãy ra.Tư tưởng chỉ đạo là chủ động phòng ngừa, cứu chữa, xử lý kịp thời khi có bão, lụt xẩy ra.

Đặc biệt, để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do bão và hoàn lưu của bão số 10, Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh đã thành lập Ban chỉ huy phòng chống  lụt bão, tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó với bão theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Đồng thời, chỉ đạo các Chi cục và Văn phòng Cục theo dõi chặt chẽ diễn biễn của bão, tổ chức trực ban 100% lực lượng CBCC 24/24 giờ. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, vật tư, dụng cụ, nhu yếu phẩm; Tích cực tuyên truyền về mức độ nguy hiểm của cơn bão cho CBCC trong đơn vị biết để chủ động phòng ngừa, tránh tư tưởng chủ quan, bất cẩn, coi thường để xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Các Chi cục DTNN trực thuộc cũng đã xây dựng phương án phòng, chống bão, lụt; Phân công trách nhiệm, kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo từng điểm kho, tập trung chằng chống kho tàng, nhà cửa, tổ chức che chắn, không để kho bị dột làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa trong kho; chặt tỉa, có biện pháp bảo vệ cây xanh, nạo vét các rãnh thoát nước xung quanh các điểm kho.

Bên cạnh đó, phối hợp tốt với các cấp chính quyền địa phương nơi có kho, trụ sở cơ quan để sẵn sàng khắc phục, ứng cứu ngay các tình huống có thể xảy ra, hạn chế thấp nhất thiệt hại về con người kho tàng, hàng hóa và tài sản.

Các Chi cục DTNN đang bảo quản gạo và vật tư cứu hộ, cứu nạn chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt để xuất cấp hàng DTQG khi có lệnh của các cấp có thẩm quyền.

Để đảm bảo chất lượng hàng dự trữ, Cục đã làm những gì, thưa bà?

Để đảm bảo chất lượng hàng dự trữ, đơn vị đã có sự lựa chọn, từng bước tập trung cải tạo, sữa chữa kho tàng một cách có hệ thống, đảm bảo phù hợp với yêu cầu công nghệ bảo quản và đặc thù mỗi loại hàng dự trữ quốc gia (DTQG) đang bảo quản; Xây dựng cải tạo khuôn viên vùng kho, sân, đường nội bộ, hàng rào bảo vệ... duy trì tốt phong trào "Xây dựng vùng kho dự trữ an toàn, xanh, sạch đẹp".

Thực hiện chặt chẽ nghiêm túc quy định về quản lý chất lượng hàng hoá trước khi nhập vào kho dự trữ. Có thể nói đây là một yếu tố quan trọng quyết định về chất lượng để bảo quản an toàn hàng hoá lưu kho.

Trong thời gian lưu kho bảo quản, hàng DTQG phải được kiểm tra chất lượng thường xuyên, định kỳ đánh giá các chỉ tiêu chất lượng hàng hóa để nắm bắt diễn biễn chất lượng hàng hóa. Tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với từng mặt hàng nhằm kịp thời phát hiện những tồn tại thiếu sót để có biện pháp khắc phục, ngăn ngừa, xử lý

 Hàng hóa dự trữ khi xuất kho cũng phải được kiểm tra, đánh giá chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của từng mặt hàng dự trữ.

Bên cạnh đó, từng bước áp dụng công nghệ bảo quản tiên tiến, đề xuất mua sắm trang thiết bị, công cụ bảo quản phù hợp với công nghệ bảo quản đối với từng mặt hàng DTQG tương ứng nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ bảo quản. Hàng năm, tổ chức hội nghị tập huấn cán bộ kỷ thuật viên và thủ kho bảo quảnvề nghiệp vụ kỹ thuật bảo quản cho, sử dụng và khai thác tối đa công năng các trang thiết bị kỷ thuật phục vụ trong công tác bảo quản .

Đồng thời, thường xuyên bồi dưỡng rèn luyện, giáo dục về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống đối với cán bộ kỷ thuật viên và thủ kho bảo quản. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từng bước đào tạo và đào tạo lại đội ngủ cán bộ kỷ thuật, thủ kho để kịp thời đáp ứng với sự phát triển công nghệ kỷ thuật bảo quản mới trong toàn ngành và đơn vị.

Trong thời gian tới, để công tác cứu trợ đạt được nhiều kết quả, theo bà, cần có những giải pháp gì?

Để công tác cứu trợ đạt kết quả tốt, cần có sự phối hợp của các cơ quan ban ngành trên cơ sở thực hiện đúng các quy định của Bộ Tài chính, Tổng cục DTNN, trong đó:
Đối với cơ quan thực hiện giao hàng cứu trợ (Cục DTNN khu vực): Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ xuất cấp hàng, Cục DTNN khu vực ban hành quyết định, hướng dẫn giao nhận hàng cho các Chi cục DTNN trực thuộc, chuẩn bị số lượng hàng hóa, kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi xuất kho, bố trí nhân lực bốc xếp và phương tiện vận chuyển, nhằm đảm bảo cứu trợ được nhanh chống kịp thời.

Đối với cơ quan được UBND tỉnh phân công làm đầu mối tiếp nhận: thời tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ kế hoạch xuất cấp vật tư hàng hóa để cứu trợ, cứu hộ cứu nạn. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Cục DTNN khu vực và các Chi cục DTNN được giao nhiệm vụ xuất cấp hàng, thống nhất thời gian, địa điểm giao nhận hàng, bố trí lực lượng, phương tiện để thực hiện việc tiếp nhận hàng, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời và tạo mọi điều kiện cho đơn vị bên giao, bên nhận trong thời gian nhanh nhất.

Đối với địa phương (huyện, thị xã, thành phố...) nhận hàng cứu trợ: có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý toàn bộ hàng hoá dự trữ quốc gia đã nhận về số lượng, chất lượng và giá trị số hàng tiếp nhận; phân bổ kịp thời cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân được nhận hàng cứu trợ, hỗ trợ theo quyết định của UBND tỉnh.

Công tác quản lý hàng cứu trợ, công tác kiểm tra việc phân phối hàng cứu trợ: Cục DTNN khu vực phối hợp với các sở, ngành và địa phương có liên quan để thực hiện giám sát, kiểm tra trong việc tiếp nhận, phân phối, quản lý, sử dụng hàng cứu trợ, cứu hộ cứu nạn theo thẩm quyền. Nhằm đảm bảo số lượng hàng cứu trợ được phân bổ đúng người, đúng đối tượng, đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng kịp thời cứu đói, cứu hộ cứu nạn đối với nhân dân.

Xin trân trọng cảm ơn bà!