Nợ công: Nhìn thẳng và giải pháp

GS NGUYỄN QUANG THÁI

(Taichinh) - Vào thời điểm Quốc hội ban hành Luật quản lý nợ công (năm 2009), chỉ tiêu nợ công so GDP của Việt Nam cũng tương tự của các nước. Hiện nay không chỉ nước ta mà ở nhiều quốc gia nợ công cũng tăng nhanh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nợ được an toàn? Điều quan trọng không ở chỗ quy mô nợ lớn hay nhỏ, mà là khả năng trả nợ.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Theo Luật Quản lý nợ công của nước ta, nợ công gồm ba khoản lớn là nợ Chính phủ vay, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Các số liệu chính thức về nợ công được Chính phủ giao cho Bộ Tài chính, cụ thể là Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại quản lý. Bên cạnh các lần công bố trước đây do Cục tiến hành, thì từ hai năm nay, con số nợ công đã được công khai trong bản tin nợ của Bộ Tài chính. Theo báo cáo giám sát của Quốc hội vừa được công bố, đến cuối năm 2012, nợ công đã là 1,6 triệu tỷ VND (tương đương hơn 61 tỷ USD), tăng hơn 250 nghìn tỷ VND so với năm 2011, chiếm 55,7% GDP, tuy cao hơn tỷ lệ 54,9% GDP của năm 2011, nhưng thấp hơn tỷ lệ 56,3% GDP của năm 2010. Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội vừa qua, nợ công năm 2014 đã lên tới 60,3% GDP và đạt mức tăng cao nhất vào năm 2016. Khi ban hành Luật Quản lý nợ công, tỷ lệ nợ công năm 2009 của Việt Nam là 52% GDP. Năm 2012 nợ công 61 tỷ USD, chiếm 55,7% GDP thì đến 31-10-2014 nợ công đã vượt 85 tỷ USD, vượt 60% GDP và sẽ đạt mức cao nhất, sát trần 65%GDP vào năm 2016. Dự kiến mức nợ công sẽ giảm dần cho giai đoạn 2016-2020 và vẫn nằm trong giới hạn 65% GDP được Quốc hội đề ra cho giai đoạn đến năm 2020 trong Chiến lược vay trả nợ. Việc vay nợ của nước ta cũng có đặc điểm đáng ghi nhận: thứ nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn, thu ngân sách không đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, cho nên 98% số nợ vay được dành cho đầu tư phát triển; thứ hai là trong điều kiện vốn vay bên ngoài có hạn, các khoản vay từ trong nước đã tăng nhanh trong những năm gần đây.

Nợ công được quản lý ngày càng chặt chẽ hơn

Chín năm trước, Chính phủ có Nghị định 134/2005/NĐ-CP ban hành ngày 1-11-2005 về quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài. Lúc đó, nợ công chủ yếu là nợ vay nước ngoài với lãi suất thấp, thời hạn vay dài hạn, trong đó phần lớn là vốn vay ODA, tổng nợ nước ngoài mới là 13,5 tỷ USD và nghĩa vụ trả nợ (gốc và lãi) chỉ là 612 triệu USD. Trong điều kiện nợ công tăng nhanh phục vụ nhu cầu phát triển, Quốc hội đã ban hành Luật Quản lý nợ công năm 2009, trong đó nhấn mạnh quyền hạn, nhiệm vụ quản lý nợ công của Quốc hội, đồng thời, Luật ghi rõ, Chính phủ quản lý nợ công với các nhiệm vụ, quyền hạn về thống nhất quản lý nhà nước về nợ công. Ngày 27-7-2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 958/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 nhằm mục tiêu tổ chức huy động vốn vay với chi phí và mức độ rủi ro phù hợp, đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Làm gì để nợ công được an toàn?

Vào thời điểm Quốc hội ban hành Luật Quản lý nợ công (2009), chỉ tiêu nợ công so GDP của Việt Nam cũng tương tự của các nước. Hiện nay, nợ công của Hoa Kỳ đã vượt 100% GDP và của Nhật Bản đã vượt 200% GDP. Vậy làm thế nào để nợ được an toàn? Quan trọng không chỉ quy mô nợ lớn hay nhỏ, mà là khả năng trả nợ. Có nước nợ chỉ khoảng 30% GDP nhưng không trả được nợ, dẫn tới nguy cơ vỡ nợ. Năm 2014, số nợ ngân sách phải trả đã lên tới 26,69%, vượt mức 25% thu ngân sách, thậm chí năm 2015 số nợ gốc và lãi phải trả khoảng 282 nghìn tỷ đồng, tương đương 31% tổng nguồn thu ngân sách. Thêm vào đó, chi thường xuyên đã lên tới 72% thu ngân sách. Như vậy, không còn tiền để chi đầu tư phát triển từ ngân sách. Vậy, nên xử lý tình trạng nợ công thế nào?

Một là, đẩy mạnh phát triển kinh tế, từ đó có thêm nguồn thu ngân sách để thêm nguồn trả nợ công mà vẫn thực hiện được chính sách “khoan sức dân”. Mấy năm qua, dù kinh tế thế giới gặp khó khăn, nhưng kinh tế nước ta từng bước tăng dần, phục hồi ngày càng rõ hơn. Thêm vào đó, cần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để có nguồn ngoại tệ thanh toán nợ nước ngoài (cả ngắn và dài hạn), dưới mức 25% giá trị xuất khẩu, tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia.

Hai là, cải thiện cơ cấu nguồn vay, khi Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình thì khả năng tiếp nhận vốn vay ODA hoặc điều kiện ưu đãi sẽ không nhiều, Nhà nước cần đẩy mạnh vay trong nước với thời hạn dài hơn, lãi suất hạ hơn. Nếu trong điều kiện nguồn tích lũy nội bộ kinh tế tăng vượt 30% GDP, cộng với nguồn vốn ODA, FDI... thì nguồn vốn này có thể lên tới trên dưới 40% GDP, như vậy, nguồn vốn đầu tư còn dư cần được Nhà nước huy động, góp vào cân đối thu chi công, nhất là trong những năm trước mắt còn bội chi ngân sách.

Ba là, tăng cường quản lý vay trả nợ theo chiến lược vay trả nợ của Chính phủ, bảo đảm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tăng nhanh sự phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và các cơ hội đang mở ra. Cần nâng cao chất lượng đầu tư công để tránh gây lãng phí cả khi thi công và sử dụng. Cần xét duyệt lại các khoản chi tiêu thường xuyên quá lớn hiện nay để giảm về mức những năm trước, từ đó có thể dành nguồn để chi đầu tư và trả nợ vay. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, làm cho toàn dân hiểu rõ trách nhiệm quản lý vốn vay cho đầu tư xây dựng, chống thất thoát, lãng phí.

Làm gì để nợ công được an toàn?


Vào thời điểm Quốc hội ban hành Luật Quản lý nợ công (2009), chỉ tiêu nợ công so GDP của Việt Nam cũng tương tự của các nước. Hiện nay, nợ công của Hoa Kỳ đã vượt 100% GDP và của Nhật Bản đã vượt 200% GDP. Vậy làm thế nào để nợ được an toàn? Quan trọng không chỉ quy mô nợ lớn hay nhỏ, mà là khả năng trả nợ. Có nước nợ chỉ khoảng 30% GDP nhưng không trả được nợ, dẫn tới nguy cơ vỡ nợ. Năm 2014, số nợ ngân sách phải trả đã lên tới 26,69%, vượt mức 25% thu ngân sách, thậm chí năm 2015 số nợ gốc và lãi phải trả khoảng 282 nghìn tỷ đồng, tương đương 31% tổng nguồn thu ngân sách. Thêm vào đó, chi thường xuyên đã lên tới 72% thu ngân sách. Như vậy, không còn tiền để chi đầu tư phát triển từ ngân sách. Vậy, nên xử lý tình trạng nợ công thế nào?

Một là, đẩy mạnh phát triển kinh tế, từ đó có thêm nguồn thu ngân sách để thêm nguồn trả nợ công mà vẫn thực hiện được chính sách “khoan sức dân”. Mấy năm qua, dù kinh tế thế giới gặp khó khăn, nhưng kinh tế nước ta từng bước tăng dần, phục hồi ngày càng rõ hơn. Thêm vào đó, cần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để có nguồn ngoại tệ thanh toán nợ nước ngoài (cả ngắn và dài hạn), dưới mức 25% giá trị xuất khẩu, tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia.

Hai là, cải thiện cơ cấu nguồn vay, khi Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình thì khả năng tiếp nhận vốn vay ODA hoặc điều kiện ưu đãi sẽ không nhiều, Nhà nước cần đẩy mạnh vay trong nước với thời hạn dài hơn, lãi suất hạ hơn. Nếu trong điều kiện nguồn tích lũy nội bộ kinh tế tăng vượt 30% GDP, cộng với nguồn vốn ODA, FDI... thì nguồn vốn này có thể lên tới trên dưới 40% GDP, như vậy, nguồn vốn đầu tư còn dư cần được Nhà nước huy động, góp vào cân đối thu chi công, nhất là trong những năm trước mắt còn bội chi ngân sách.

Ba là, tăng cường quản lý vay trả nợ theo chiến lược vay trả nợ của Chính phủ, bảo đảm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tăng nhanh sự phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và các cơ hội đang mở ra. Cần nâng cao chất lượng đầu tư công để tránh gây lãng phí cả khi thi công và sử dụng. Cần xét duyệt lại các khoản chi tiêu thường xuyên quá lớn hiện nay để giảm về mức những năm trước, từ đó có thể dành nguồn để chi đầu tư và trả nợ vay. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, làm cho toàn dân hiểu rõ trách nhiệm quản lý vốn vay cho đầu tư xây dựng, chống thất thoát, lãng phí.