Quyết liệt kiểm soát chi, giải ngân nhanh nguồn vốn - Ảnh 1
Tổng Giám đốc
Nguyễn Hồng Hà
Phóng viên: Xin ông cho biết một số kết quả nổi bật mà hệ thống KBNN đã đạt được trong năm 2013?

Tổng Giám đốc Nguyễn Hồng Hà: Ngay từ khi bước vào thực hiện nhiệm vụ của năm 2013, hệ thống KBNN đã xác định 10 nhiệm vụ trọng tâm và 8 nhóm giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện. Song song với đó, chúng tôi luôn bám sát chủ trương, giải pháp điều hành của Chính phủ, chỉ đạo hướng dẫn của Bộ Tài chính để cụ thể hóa các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của hệ thống KBNN phải thực hiện.

Có thể nói, bằng truyền thống đoàn kết và sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ, công chức trong hệ thống, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Bộ Tài chính, sự phối hợp có hiệu quả của chính quyền các cấp, chúng tôi đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong năm 2013, thể hiện qua các mặt:

Về công tác kim soát chi NSNN

Hệ thống KBNN đã chủ động đưa ra các giải pháp, biệp pháp tích cực trong công tác chuẩn bị, tổ chức triển khai hướng dẫn các quy trình, thủ tục trong việc thực hiện chi NSNN; Đồng thời, phối hợp tham mưu với chính quyền địa phương để nắm bắt tháo gỡ khó khăn vướng mắc như: đưa vào vận hành, thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN, góp phần quan trọng thực hiện cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế; ngăn chặn nợ đọng trong thanh toán.

Bên cạnh đó, hệ thống KBNN đã quyết liệt kiểm soát chi theo quy định của pháp luật. Qua đó, KBNN đã phát hiện 76.853 khoản chi của 34.846 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định và yêu cầu đơn vị bổ sung các thủ tục cần thiết; từ chối chưa thanh toán với số tiền 1.502 tỷ đồng chưa đủ điều kiện chi theo quy định.

Về công tác xây dng và trin khai các đề án chính sách

Hệ thống KBNN đã tập trung nguồn lực triển khai và hoàn thành các đề án, chính sách, nhiệm vụ lớn của cơ quan kho bạc theo kế hoạch đề ra như: phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện việc tiếp nhận bàn giao và chuẩn bị kết thúc dự án TABMIS; vận hành chức năng kiểm soát cam kết chi trên hệ thống TABMIS; triển khai chương trình thanh toán song phương điện tử với hệ thống ngân hàng thương mại; xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về cơ chế quản lý tài chính và biên chế của KBNN; hoàn thành xây dựng, trình ban hành khuôn khổ pháp lý để thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi NSNN hệ thống qua kho bạc...

Năm 2013, Chính phủ xác định việc thặt chặt chi tiêu công là khâu đột phá chiến lược để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Xin ông cho biết rõ hơn về công tác kiểm soát chi của hệ thống KBNN trong bối cảnh cân đối thu - chi NSNN hết sức khó khăn?

Thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại các Nghị quyết và Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2013, hệ thống KBNN đã chủ động phối hợp với các cơ quan thu để tìm biện pháp tập trung nhanh chóng các nguồn thu liên quan; tăng cường huy động vốn cho ngân sách để luôn luôn chủ động, sẵn sàng có nguồn vốn đáp ứng kịp thời chi trả của ngân sách. Bên cạnh đó, chúng tôi theo dõi sát tồn ngân quỹ trong toàn hệ thống và tại từng địa phương, khả năng thu và nhu cầu chi tại từng địa bàn để chủ động điều hòa vốn linh hoạt trong toàn hệ thống KBNN; xây dựng nguyên tắc xắp xếp thứ tự ưu tiên giải ngân các khoản chi của NSNN khi xảy ra trường hợp nguồn vốn chưa đảm bảo đủ…

Mặt khác, kiên quyết cắt giảm các khoản chi không cần thiết, cấp bách thu hồi để bổ sung dự phòng ngân sách Trung ương và dự phòng ngân sách địa phương đối với các trường hợp được quy định tại Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tổng số cắt giảm tiết kiệm dự toán chi thường xuyên năm 2013 là 2.121 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 408 tỷ đồng, ngân sách địa phương 1.713 tỷ đồng.

Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, hệ thống KBNN đã từ chối thanh toán 105 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư 90 tỷ đồng, chi thường xuyên 15 tỷ đồng. Số tiền KBNN từ chối thanh toán là do chủ đầu tư, đơn vị dự toán đề nghị thanh toán không đúng tiêu chuẩn, định mức, đơn giá và chế độ quy định; một số khoản chi không có trong dự toán được duyệt

Tổng số cắt giảm tiết kiệm dự toán chi thường xuyên trong năm 2013 của hệ thống KBNN là 2.121 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 408 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 1.713 tỷ đồng.

Được biết, KBNN luôn chủ động triển khai các ứng dụng công nghệ, hiện đại hóa vào công tác chuyên môn (như Dự án TABMIS và sắp tới là Đề án Tổng kế toán Nhà nước). Xin ông khái quát vài nét về vấn đề trên?

Việc hoàn thành triển khai TABMIS đã có hiệu quả rõrệt trong việc cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin báo cáo về tình hình phân bổ dự toán kinh phí NSNN; tình hình thu - chi NSNN các cấp; tình hình vay và trả nợ vay của NSNN và các hoạt động nghiệp vụ KBNN. Các thông tin báo cáo do TABMIS cung cấp luôn là các thông tin kế toán tin cậy, thống nhất với số liệu của các cơ quan Thuế và Hải quan. Ngoài ra, TABMIS còn cung cấp thông tin, dữ liệu nhanh chóng khi có yêu cầu đột xuất của các cơ quan quản lý...

Đối với Đề án Tổng kế toán Nhà nước (KTNN), hệ thống KBNN coi là bước phát triển mới nhằm tiếp tục thực hiện chức năng Tổng KTNN của KBNN. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của KBNN được nêu trong Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 và Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Để thực hiện nhiệm vụ này, KBNN đã trình Bộ Tài chính thành lập Ban chỉ đạo và Tổ soạn thảo Đề án. Hiện nay, KBNN đã báo cáo Bộ Tài chính đề cương chi tiết của Đề án, bao gồm các nội dung cơ bản của Tổng KTNN và đang tiếp tục hoàn thiện để báo cáo Bộ nội dung chi tiết của Đề án vào đầu năm 2014.

Về tổng thể, mô hình Tổng KTNN là việc tổ chức các hoạt động của các đơn vị KTNN, đảm bảo việc tuân thủ các chế độ, chính sách về tài chính, kế toán tại từng đơn vị và tổng hợp thông tin báo cáo tài chính trên phạm vi toàn quốc cũng như trên từng địa bàn. Các báo cáo của Tổng KTNN là các thông tin về tài chính nhà nước, phản ánh tình hình tài sản và sử dụng tài sản của Nhà nước; tổng nguồn lực và các nghĩa vụ của Nhà nước; đánh giá hiệu quả của chi tiêu NSNN, đầu tư công; cung cấp các thông tin phục vụ điều hành tài chính - ngân sách, giúp cho việc đưa ra các quyết sách về kinh tế vĩ mô được phù hợp và hiệu quả. Để triển khai thành công Đề án Tổng KTNN, thời gian tới KBNN sẽ thực hiện một số nội dung liên quan như:

Một là, xây dựng khung pháp lý liên quan đến Tổng KTNN bao gồm: Các quy định về Tổng KTNN trong Luật Kế toán; Nghị định của Chính phủ về Tổng KTNN; Xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán công; Quy định chế độ kế toán, thông tin báo cáo của các đơn vị; Quy trình tổng hợp báo cáo của Tổng KTNN.

Hai là, tổ chức bộ máy kế toán, trong đó tại KBNN tổ chức bộ máy kế toán nghiệp vụ của Tổng KTNN có trách nhiệm tiếp nhận thông tin báo cáo từ các đơn vị kế toán nhà nước để thực hiện quy trình tổng hợp báo cáo theo các yêu cầu quản lý.

Ba là, tổ chức hệ thống thông tin, trong đó xác định các hệ thống thông tin cung cấp báo cáo đầu vào cho Tổng KTNN và thiết kế hệ thống thông tin dữ liệu của Tổng KTNN.

Dự báo, năm 2014 tiếp tục có nhiều khó khăn và thách thức trong công tác cân đối thu - chi NSNN. Hệ thống KBNN đã đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm gì để hoàn thành nhiệm vụ được giao, thưa ông?

Năm 2014, hệ thống KBNN vẫn tiếp tục hướng tới mục tiêu Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020; xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển ổn định vững chắc và hình thành KBNN điện tử. Cụ thể, chúng tôi đã xây dựng phương châm hành động là "Tập trung thực hiện Chiến lược phát triển KBNN; vận hành ổn định hệ thống TABMIS; kiện toàn tổ chức bộ máy; hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chuyên môn, chính trị được giao". Trên cơ sở đó, KBNN cũng đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện như sau:

Thứ nhất, tập trung nguồn lực thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 đảm bảo đúng yêu cầu, lộ trình. Đối với lĩnh vực hiện đại hóa thu NSNN: KBNN tiếp tục tăng cường phối hợp thu giữa các đơn vị trong ngành Tài chính với các ngân hàng thương mại theo mô hình dự án hiện đại hóa thu NSNN; đa dạng hóa các hình thức thu nộp NSNN; tiếp tục triển khai việc mở và sử dụng tài khoản chuyên thu theo quy định tại Thông tư số 85/2011/TT-BTC về quy trình tổ chức, phối hợp thu NSNN giữa KBNN, Tổng cục Thuế - Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại.

Đối với lĩnh vực quản lý ngân quỹ nhà nước: KBNN sẽ chủ động xây dựng cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện chức năng quản lý ngân quỹ, bao gồm trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý ngân quỹ sau khi Luật NSNN sửa đổi ban hành; dự thảo các thông tư hướng dẫn việc triển khai thực hiện tài khoản thanh toán tập trung; dự báo luồng tiền; hướng dẫn chung về công tác quản lý ngân quỹ...

Đối với lĩnh vực kiểm soát chi NSNN: Trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Sửa đổi quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua hệ thống KBNN.

Thứ hai, KBNN tiếp tục bổ sung, hoàn thiện một số cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ; Phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính xây dựng, trình Bộ ban hành thông tư làm cơ sở pháp lý để thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định tại Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012, Nghị định 82/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012 của Chính phủ; Phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính, Bộ Công an xây dựng chính sách, quy định về công tác bảo vệ an ninh và an toàn tài sản trong hệ thống KBNN.

Thứ ba, KBNN sẽ tổ chức quản lý quỹ NSNN chặt chẽ, an toàn gắn với việc thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Đồng thời, thực hiện điều tiết cho các cấp ngân sách chính xác, đúng quy định; tiếp tục phối hợp với các đơn vị để đẩy mạnh cải cách quản lý thu NSNN theo hướng hiện đại hóa, trao đổi thông tin giữa KBNN với các cơ quan trong ngành Tài chính và hệ thống ngân hàng; giảm tỷ trọng thu bằng tiền mặt qua KBNN, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ tư, KBNN sẽ tiếp tục tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Chúng tôi chủ động xây dựng kế hoạch và đề ra các giải pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, đảm bảo hoàn thành kế hoạch do Chính phủ, Bộ Tài chính giao cho.

Song song với đó là việc duy trì đều đặn công tác phát hành các loại trái phiếu có kỳ hạn đặc biệt là các loại kỳ hạn dài, nhằm giãn kế hoạch trả nợ, giảm áp lực trả nợ cho NSNN. Đồng thời, theo dõi, nắm bắt thường xuyên tình hình thị trường vốn, thị trường tiền tệ; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan và các nhà đầu tư trái phiếu để nắm bắt nhu cầu thị trường, tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong công tác chỉ đạo điều hành tạo sự ổn định, hiệu quả của thị trường.

Thứ năm, đối với công tác kế toán và thanh toán, KBNN sẽ tổ chức tốt công tác kế toán, thanh toán đảm bảo an toàn, đầy đủ, kịp thời và chính xác. Trong đó, KBNN sẽ tiếp tục hoàn thiện chế độ KTNN, mẫu biểu báo cáo, công thức báo cáo và các quy chế, quy trình nghiệp vụ có liên quan đến công tác kế toán, thanh toán trong điều kiện triển khai TABMIS; tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát thực hiện quy trình nghiệp vụ kế toán, thanh toán; duy trì và thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, rà soát đối chiếu số liệu với các địa phương để phát hiện sai sót và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Xin cảm ơn ông!

Quyết liệt kiểm soát chi, giải ngân nhanh nguồn vốn

LỤC TRƯỜNG (Thực hiện)

(Tài chính) 2013 là năm có rất nhiều khó khăn với nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu đặt ra, đặc biệt trong công tác kiểm soát chi và xây dựng, triển khai các đề án chính sách tài khóa. Tạp chí Tài chính có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Hồng Hà, Tổng Giám đốc KBNN để hiểu rõ hơn về vấn đề trên.

Xem thêm

Video nổi bật