Thực hiện Nghị quyết 60/2016/NQ-CP:

Tăng tốc giải ngân vốn ODA

Theo thoibaotaichinhvietnam.vn

“Việc ban hành Nghị quyết số 60/2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016 là sự chỉ đạo rất kịp thời, quyết liệt của Chính phủ, nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế”.

Tăng tốc giải ngân vốn ODA - Ảnh 1

Ông Hoàng Hải

Ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính đã bày tỏ quan điểm khi trao đổi với phóng viên.

Phóng viên: Xin ông cho biết, đến thời điểm này tổng giá trị vốn vay nước ngoài ký thông qua các hiệp định với các nhà tài trợ đã được giải ngân như thế nào?

Ông Hoàng Hải: Theo thống kê sơ bộ, 6 tháng đầu năm 2016, giải ngân từ nguồn vốn vay nước ngoài được khoảng trên 1,6 tỷ USD, trong đó số vốn đầu tư cân đối ngân sách theo phương thức ghi thu, ghi chi khoảng 960 triệu USD, phần còn lại dành cho hỗ trợ ngân sách trực tiếp, cho vay lại và chi sự nghiệp.

Đối với khối cơ quan trung ương, số vốn thực hiện giải ngân gần 11.700 tỷ đồng, đạt khoảng 39% kế hoạch năm. Một số bộ đã đề nghị chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án trong bộ. Mặc dù chưa sử dụng hết dự toán năm được giao, nhưng có dự án lại xảy ra tình trạng thiếu vốn. Đơn cử như: Dự án Giao thông Đồng bằng sông Cửu Long vay vốn Ngân hàng Thế giới, Bộ Giao thông Vận tải giao kế hoạch vốn đầu tư nước ngoài năm 2016 là 420 tỷ đồng, trong khi đó tổng số vốn phải rút trong năm là 640 tỷ đồng.

Ở khối địa phương, số vốn thực hiện giải ngân khoảng 9.440 tỷ đồng, đạt 51% kế hoạch năm. Một số địa phương đã giải ngân sát và vượt kế hoạch năm như TP. Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Lai Châu …

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, số giải ngân có thể bao gồm một phần vốn đã được kiểm soát chi niên độ 2015 nhưng đến 2016 mới làm thủ tục giải ngân.

Vừa qua, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia về ODA nổi lên vấn đề chậm tiến độ giải ngân. Ông nghĩ sao về thực trạng này?

Theo nhận định của tôi, nguyên nhân chậm giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi là do các thủ tục đầu tư, xây dựng còn khá rườm rà, phức tạp, thiếu văn bản hướng dẫn; kế hoạch vốn giao chậm, vốn nước ngoài và vốn đối ứng giao chưa đáp ứng đủ yêu cầu; công tác giải phóng mặt bằng chậm; công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan chủ quản chưa quyết liệt.

Trong khi đó, việc giao kế hoạch không đủ, các dự án buộc phải giảm tốc độ triển khai, dẫn đến phải kéo dài dự án, gia hạn hiệp định. Công trình kéo dài thời gian thi công, chậm đưa vào khai thác, vận hành sẽ kéo theo nhiều chi phí, từ chi phí trực tiếp (phí cam kết, chi phí duy trì bộ máy quản lý, lãi vay trong thời gian xây dựng...), đến các chi phí gián tiếp (dự án chậm khai thác, vận hành, giảm doanh thu, thiếu nguồn trả nợ...), từ đó giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư và nợ công.

Chính phủ vừa chủ trì cuộc họp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính nhằm đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, ngay sau cuộc họp Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 60. Theo ông, với những giải pháp đã đề ra trong nghị quyết này, tình hình giải ngân vốn ODA sẽ chuyển biến như thế nào?

Tại cuộc họp bàn thảo về việc Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư năm 2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã báo cáo với Chính phủ về việc rà soát thủ tục hành chính trong giải ngân vốn đầu tư công. Bộ trưởng đã nêu hàng loạt giải pháp, trong đó bao gồm giải ngân vốn ODA, như: Sửa ngay Thông tư số 08/2016/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; đồng thời cam kết giảm bớt thủ tục hành chính liên quan tới vốn đầu tư công, cũng như kiến nghị với các bộ, ngành giảm bớt thủ tục hành chính, tránh tình trạng cát cứ trong chế độ và chính sách.

Đối với vốn ODA, Bộ trưởng đã báo cáo với Chính phủ, vốn này được

Qua rà soát ở một số địa phương, nhu cầu cần phân bổ vốn khá cao, như: TP. Hà Nội dự kiến ban đầu của Bộ Tài chính ước cả năm thực hiện khoảng 3.300 tỷ đồng nhưng mới được giao 1.600 tỷ đồng; Thanh Hóa là khoảng 1.300 tỷ đồng nhưng mới được giao 630 tỷ đồng; TP. Hồ Chí Minh ước thực hiện khoảng 4.000 tỷ đồng, mới được giao khoảng 1.200 tỷ đồng

giao thấp so với nhu cầu thực tế của các bộ, ngành, địa phương. Do đó, Bộ trưởng kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để thực hiện rà soát lại nhu cầu vốn ODA, báo cáo với Thường vụ Quốc hội về nhu cầu giải ngân trong 6 tháng cuối năm.

Khác với nguồn vốn trong nước bố trí theo năm, vốn ODA và vay ưu đãi khi ký kết thì nhà tài trợ bảo đảm bố trí đủ nguồn vốn cho suốt đời dự án, luôn sẵn sàng để giải ngân. Việc bố trí đảm bảo vốn ODA theo kế hoạch được giao, theo nhu cầu của các bộ, ngành, địa phương cũng là kiến nghị của các đối tác tài trợ, để đảm bảo tiến độ giải ngân của các dự án. Tôi tin rằng, với việc thực hiện các chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư như Nghị quyết 60 đã ban hành, tình hình giải ngân vốn đầu tư nói chung và giải ngân vốn ODA nói riêng chắc chắn sẽ được cải thiện trong thời gian tới.

Xin cảm ơn ông!