Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ:

Vai trò của Dự trữ Nhà nước ngày càng quan trọng

PV. (Lược ghi)

Trong điều kiện còn khó khăn, ngành Dự trữ nhà nước đã tham mưu cho Bộ Tài chính, Chính Phủ, Quốc hội bố trí hợp lý nguồn lực để tăng dần quy mô dự trữ nhà nước, đảm bảo chất lượng ứng phó với những tình huống đột xuất, cấp bách một cách hiệu quả.

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu và khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới đã tác động nặng nề đến Việt Nam, làm cho các hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh đó, vai trò của Dự trữ Nhà nước ngày càng trở nên quan trọng, góp phần ứng phó với thiên tai, hỗ trợ công tác an sinh xã hội. Dự trữ Nhà nước cũng đã đóng góp kịp thời cho công tác an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đề nghị trong thời gian tới ngành DTNN cần bám sát chủ trương của Đảng và Nhà nước, mà trước tiên quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Trong điều kiện còn khó khăn, ngành Dự trữ nhà nước đã tham mưu cho Bộ Tài chính, Chính Phủ, Quốc hội bố trí hợp lý nguồn lực để tăng dần quy mô dự trữ nhà nước, vừa tăng cường số lượng, đa dạng về chủng loại và đảm bảo chất lượng ứng phó với những tình huống đột xuất, cấp bách một cách hiệu quả.

Có thể thấy những hoạt động hiệu quả và kịp thời của ngành Dự trữ Nhà nước như: Hỗ trợ thuốc phòng trừ dịch bênh cho người, gia súc và hoa màu; hỗ trợ giống cây trồng … khi có dịch bệnh xảy ra; hỗ trợ gạo cứu đói lúc giáp hạt, hỗ trợ nông dân bị hạn hán ở Miền trung, Tây Nguyên; hỗ trợ gạo cho học sinh vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ cho các dự án trồng rừng, cho ngư dân miền Trung bị thảm họa cá chết.

Những hoạt động rất kịp thời của ngành Dự trữ Nhà nước được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận.

Trong giai đoạn cả nước tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, ngành Tài chính nói chung và ngành Dự trữ Nhà nước nói riêng cần bám sát chủ trương của Đảng và Nhà nước, mà trước tiên quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng;

Ngoài ra, cần chủ động dự báo, nắm bắt những thay đổi của tình hình trong nước và quốc tế để đổi mới tư duy hoạt động dự trữ nhà nước. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh công tác nghiên cứu, dự báo và hoạch định chiến lược để tăng cường nguồn lực dự trữ nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.