Thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững

Thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững

Thị trường bất động sản (BĐS) có vai trò rất quan trọng trong việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng. Với ý nghĩa đó, trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung triển khai một số giải pháp thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bền vững

Ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bền vững

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư hướng dẫn cơ chế tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ nguồn ngân sách nhà nước.
Thị trường nợ bền vững của ASEAN lập kỷ lục về khối lượng phát hành

Thị trường nợ bền vững của ASEAN lập kỷ lục về khối lượng phát hành

Thị trường nợ bền vững tại 6 nền kinh tế lớn nhất khối ASEAN tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng trong năm 2021 với lượng phát hành cao kỷ lục ở mảng nợ xanh, xã hội và bền vững (green, social, and sustainability - GSS) đạt 24 tỷ USD, tăng 76,5% so với mức 13,6 tỷ USD của năm 2020, và nợ liên kết bền vững (sustainability-linked) đạt 27,5 tỷ USD, tăng 220% so với mức 8,6 tỷ USD của năm 2020.
Quản lý, vận hành, khai thác bền vững công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn

Quản lý, vận hành, khai thác bền vững công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn

Tuần lễ quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2022 có chủ đề “Quản lý, vận hành, khai thác bền vững công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn” với mục đích nâng cao hiểu biết, trách nhiệm, sự tham gia, cam kết của gia đình, cộng đồng, ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương về tầm quan trọng của việc quản lý khai thác, vận hành công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn an toàn, bền vững để bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Mặt khác, kêu gọi người dân cùng hành động để người dân có đủ và dùng nước sạch một cách hiệu quả, đảm bảo vệ sinh và thực hành tốt vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch bệnh.
Nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Xóa đói, giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Thời gian qua, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang đã triển khai hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các địa phương trong Vùng.
Nhất quán mục tiêu ổn định môi trường đầu tư, làm lành mạnh thị trường, bảo vệ nhà đầu tư

Nhất quán mục tiêu ổn định môi trường đầu tư, làm lành mạnh thị trường, bảo vệ nhà đầu tư

Phát biểu kết luận Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế chiều ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, cơ quan liên quan tập trung thực hiện 7 nội dung trọng tâm.
Thị trường vốn phát triển nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu

Thị trường vốn phát triển nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu

Chiều ngày 22/4, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ tổ chức Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Hội nghị được tổ chức trực tuyến nối điểm cầu Văn phòng Chính phủ với điểm cầu UBND TP. Hồ Chí Minh. Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, thời gian qua, thị trường vốn của Việt Nam phát triển nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu.