Kinh tế toàn cầu: Tiếp tục đối diện thách thức

Kinh tế toàn cầu: Tiếp tục đối diện thách thức

Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron dẫn đến những hạn chế mới về di chuyển ở nhiều quốc gia và gia tăng tình trạng thiếu lao động. Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, Omicron sẽ ảnh hưởng đến hoạt động trong quý đầu tiên của năm 2022 và giảm dần từ quý II.
Lựa chọn thước đo lạm phát lõi

Lựa chọn thước đo lạm phát lõi

Các ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ luôn phải theo dõi các biến động nhất thời và biến động có tính xu hướng của lạm phát. Nếu chính sách tiền tệ thắt chặt trước những gia tăng nhất thời của lạm phát có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế. Do đó khái niệm lạm phát lõi (core inflation) được đưa ra với mục tiêu loại trừ các biến động nhất thời của lạm phát, mà một trong các thước đo là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản. Nghiên cứu này đề xuất và so sánh các thước đo lạm phát lõi về khả năng phản ánh xu hướng lạm phát và khả năng dự báo lạm phát. Kết quả nhiên cứu cho thấy, trung bình lược bỏ (trimmed-mean) có ưu thế hơn CPI cơ bản trong vai trò thước đo lạm phát lõi.
Các yếu tố đảm bảo ổn định lãi suất và hiệu quả chính sách năm 2022

Các yếu tố đảm bảo ổn định lãi suất và hiệu quả chính sách năm 2022

Về bản chất, lãi suất là “giá cả”, phản ánh cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ, thị trường tài chính trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, lãi suất là một trong công cụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương (NHTW), của mọi quốc gia trên thế giới. Chính vì lẽ đó, lãi suất chịu tác động ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và gắn với thực hiện nhiệm vụ của NHTW trong từng thời kỳ cũng như từng năm theo kế hoạch phát triển kinh tế đất nước.
Năm 2022: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế

Năm 2022: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế

Trao đổi với phóng viên nhân dịp chào đón xuân nhâm dần, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, trên cơ sở kết quả thực hiện của năm 2021, sang năm 2022, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt, tạo điều kiện tối đa cho việc hỗ trợ doanh nghiệp và thanh khoản cho nền kinh tế.
Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương  và thách thức trong thực thi chính sách tiền tệ

Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và thách thức trong thực thi chính sách tiền tệ

Trước các áp lực từ sự phát triển mạnh mẽ của tiền điện tử và mục tiêu cải thiện hiệu quả của hệ thống thanh toán, hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới đều đã thực hiện các dự án thăm dò, nghiên cứu tiềm năng phát hành tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành. Hình thức này được kỳ vọng có thể mang lại nhiều lợi thế hơn so với tiền giấy pháp định trong hoạt động thanh toán và thực thi chính sách tiền tệ. Bài viết này phân tích các tính năng chính của tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành và xem xét loại tiền này có thể đảm bảo các chức năng của tiền trong hoạt động thanh toán và thực thi chính sách tiền tệ không?
Cắt giảm lãi suất chưa đủ để ổn định nền kinh tế Trung Quốc

Cắt giảm lãi suất chưa đủ để ổn định nền kinh tế Trung Quốc

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã thực hiện một loạt động thái nới lỏng trong những tuần gần đây, cắt giảm các lãi suất chủ chốt lần đầu tiên trong gần hai năm và khuyến khích các ngân hàng tăng tốc cho vay. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, chính sách tiền tệ nới lỏng ở Trung Quốc sẽ không đủ để ổn định nền kinh tế và cần phải tăng chi tiêu chính phủ nhanh hơn.